Nền văn hóa Long Sơn (còn gọi văn hóa đồ gốm màu và đồ gốm đen) được phát hiện vào cuối thời đại đồ đá mới, trên lưu vực Hoàng Hà. Nguồn: Lịch sử Trung Quốc cổ đại
Địa điểm khảo cổ mang tên Gaonan, được phát hiện tại một công trường xây dựng ở thị trấn Phương Chính, trên một khu vực có diện tích khoảng 20.000 m2. Một nhóm các nhà khảo cổ đã bắt đầu khai quật địa điểm này từ ngày 20/2 và bước đầu tìm thấy nhiều đồ gốm thủ công.
Theo Viện Khảo cổ và Di tích văn hóa của tỉnh Sơn Đông, một nồi nấu bằng gốm khai quật được đã giúp các nhà khảo cổ xác định được đây là công cụ điển hình của văn hóa Long Sơn, nền văn minh vào cuối thời kỳ đồ đá mới tại Trung Quốc, tập trung tại vùng trung du và hạ du Hoàng Hà.
Viện trên cho biết, dựa trên phân tích các cổ vật tìm thấy tại địa điểm khảo cổ này, các chuyên gia có thể kết luận rằng đây từng là nơi định cư nguyên thủy tương đối nhỏ từ thời Long Sơn.
Phát hiện này có ý nghĩa rất lớn đối với các nghiên cứu về cấu trúc nơi định cư cơ bản của cư dân thời kỳ này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!