Brazil đã sa lầy khủng hoảng như thế nào?

Toàn cảnh thế giới-Chủ nhật, ngày 24/04/2016 13:36 GMT+7

VTV.vn - Làm thế nào từ một quốc gia có quá trình tăng trưởng ngoạn mục, Brazil lại rơi vào vũng bùn khủng hoảng như hiện nay?

Nhiều năm trước, Brazil từng là hình mẫu đầu tàu về thành công phát triển kinh tế của khu vực Mỹ Latin. Thế nhưng giờ đây, quốc gia này đang rơi vào một cuộc khủng hoảng chưa thấy hồi kết, giống như một con tàu đang đi chệch hướng. Vậy, sự chệch hướng này đến từ đâu?

Bê bối tham nhũng tại tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras cùng những hé lộ về các chính trị gia có liên quan là nguyên nhân trực tiếp khiến người dân Brazil phẫn nộ và xuống đường biểu tình trong thời gian qua. Tuy nhiên, đó hoàn toàn không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khủng hoảng trầm trọng tại Brazil như hiện nay.

Số người thất nghiệp tại Brazil tăng hàng triệu người so với năm 2015 Số người thất nghiệp tại Brazil tăng hàng triệu người so với năm 2015

VTV.vn - Hiện tại Brazil số người thất nghiệp đang là 10 triệu người, tăng 3 triệu so với năm ngoái.

Sau khoảng 10 năm, nền kinh tế từng liên tục phát triển khi những biện pháp của cựu tổng thống Lula Da Silva giúp làm giảm đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập, đang bước vào cuộc suy thoái trầm trọng nhất trong vòng 3 thập kỷ. Năm 2015, kinh tế Brazil sụt giảm 3,8% - mức giảm mạnh nhất trong 25 năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 6,9%, tương đương 8 triệu người không có việc làm và đây là tỷ lệ cao nhất trong 8 năm trở lại đây. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn cả là 75% số người thất nghiệp nằm trong độ tuổi dưới 24. Ngoài ra, bất chấp các nỗ lực nhằm ngăn chặn tham nhũng, tình trạng này vẫn đang diễn ra và gây thiệt hại cho Brazil 3 – 5% GDP mỗi năm.

Một trong những điểm đáng lưu ý trong chính sách phát triển kinh tế của Brazil trong 10 năm qua, đó là tăng chi tiêu công và bảo hộ mậu dịch khiến tình trạng nợ nần ngày càng chồng chất. Mô hình nhà nước nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp được mở rộng ra khỏi lĩnh vực dầu khí, hệ thống cơ sở hạ tầng xuống cấp, không được đầu tư.

Trong bối cảnh đó, môi trường thương mại trên thế giới có nhiều biến động. Tốc độ tăng trưởng tại Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Brazil – đã chậm lại. Điều này ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của quốc gia Nam Mỹ này.

Việc kéo dài các chính sách kinh tế không phù hợp đã dẫn đến những vấn đề mang tính hệ thống mà phe đối lập đã nhân đó phát động các chiến dịch nhằm lật đổ Tổng thống Dilma Rousseff. Lối thoát nào cho cuộc khủng hoảng ở Brazil? Đó là câu hỏi mà tại thời điểm này, khó ai có thể đưa ra lời giải đáp.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước