Chia rẽ và mâu thuẫn là những điều bao trùm không khí lễ mừng sinh nhật lần thứ 70 của NATO diễn ra tại London, Anh. Có thể nói, 70 năm là cột mốc quan trọng giúp NATO trở thành một khối liên minh quân sự tồn tại lâu nhất và thành công nhất trong lịch sử thế giới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa nó sẽ tồn tại mãi mãi nếu không có những thay đổi để thích ứng với thời đại. Với khối quân sự lớn nhất thế giới, khi lý do về sự ra đời và tồn tại của NATO giờ đã không còn, NATO giờ đã quy mô lớn hơn nhiều so với thời mới thành lập, nhưng không mạnh hơn. NATO sau 70 năm tồn tại đang đứng trước ngã rẽ quan trọng, với hàng loạt thách thức từ bên ngoài đến nội bộ liên minh. Đây là chủ được được bàn luận trong chương trình Toàn cảnh thế giới tuần này, với sự tham gia của GS.TS Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng trường đại học KHXH và Nhân văn.
GS.TS Phạm Quang Minh đánh giá NATO đã có lễ kỷ niệm không vui vẻ khi bị bao trùm bởi sự chia rẽ. Sưj đoàn kết trong NATO đã bị rạn nứt một cách sâu sắc.
"Tương lai của NATO rất mù mịt, không biết chiến lược sắp tới của khối này là gì, đâu là mục tiêu trọng tâm của NATO. Điều đó khiến không khí của lễ kỷ niệm 70 ra đời NATO rất u ám", GS.TS Phạm Quang Minh cho hay.
Theo GS.TS Phạm Quang Minh, trong bối cảnh bị chia rẽ, dễ lý giải khi các nước thuộc NATO đề cập tới điều 5 trong Hiệp định khi nói về trách nhiệm của các thành viên, mình vì mọi người và mọi người vì mình, không được phép quên.
Trong lịch sử 70 năm của mình, điều 5 chỉ được kích hoạt có 1 lần khi Mỹ bị chủ nghĩa tấn công vào năm 2001. Lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ thời điểm đó đã tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên NATO, họ giúp đỡ tương trợ lẫn nhau.
"Trước mắt, họ chưa xác định được mục tiêu chiến lược nhưng với một tổ chức quân sự đã tồn tại 70 năm, nhằm đảm bảo và gìn giữ nền hòa bình châu Âu thì NATO đã hoàn thành sứ mệnh và mục tiêu của mình. Điều đáng nói là giờ NATO đã ở hoàn cảnh khác, nó mở rộng với 29 thành viên, Mỹ chuyển trọng tâm sáng châu Á Thái Bình Dương rộng mở, đó là khi Trung Quốc đang trỗi dậy, chủ nghĩa khủng bố đang tấn công ở nhiều nơi, nhiệm vụ lúc này của NATO là phải xác định được mục tiêu chúng. Không nhất thiết cần có kẻ thù chung bởi nhiệm vụ quan trọng nhất của NATO là ngăn chặn chiến tranh, tái thiết khi các cuộc xung đột nổ ra... Đối với những thay đổi hiện tại, nhiệm vụ của NATO là đảm bảo một sự hợp tác lâu dài và thịnh vượng", GS.TS Phạm Quang Minh nói.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!