Ngày 14/9, hai nhà máy lọc dầu thuộc Tập đoàn dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên quốc gia Aramco của Saudi Arabia đã bị các thiết bị không người lái tấn công khiến 2 cơ sở này phải ngừng hoạt động. Đây là những cơ sở chiếm tới khoảng 50% tổng sản lượng của Aramco với khoảng 5,7 triệu thùng dầu/ngày, tương đương gần 6% sản lượng dầu thô toàn cầu.
Phần còn lại của các tên lửa được sử dụng để tấn công nhà máy lọc dầu của Aramco, được công bố trong một cuộc họp báo ở Riyadh, Saudi Arabia hôm 18/9
Không chỉ là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, Aramco còn là một trong những doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất thế giới, được định giá hơn 1,5 nghìn tỷ USD.
Lực lượng phiến quân Houthi ngay lập tức đã lên tiếng nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, Mỹ và Saudi Arabia lại cáo buộc Iran là thủ phạm của các vụ tấn công này. Họ đưa ra những bằng chứng cho rằng các cơ sở lọc dầu bị tấn công bằng 18 thiết bị bay không người lái và 7 tên lửa hành trình, cùng loại với lực lượng vệ binh Cách mạng Iran đã từng sử dụng. Trong khi đó, chính quyền Iran kiên quyết bác bỏ mọi sự liên quan.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay sau vụ tấn công nhà máy lọc dầu của Aramco, đã tuyên bố "đạn đã lên nòng" và chỉ cần chờ xác minh từ Aramco về thủ phạm.
Ông Trump sẽ chọn cách tiếp cận nào tại khu vực Trung Đông sau vụ tấn công nhà máy lọc dầu của Saudi Arabia?
Phiến quân Houthi, lực lượng nhận trách nhiệm trong vụ tấn công nhà máy dầu của Aramco là ai? Mối quan hệ giữa họ với Saudi Arabia và Iran như thế nào? Mỹ vẫn không tin là lực lượng Houthi đã tiến hành 2 vụ tấn công vào Saudi Arabia mà cho rằng Iran có dính líu đến vụ việc này, tại sao họ lại kết luận như vậy? Viễn cảnh nào cho khu vực Trung Đông sau vụ việc nào, có hay không những cuộc đối đầu quân sự?
Những câu hỏi trên phần nào sẽ được giải đáp trong chương trình Toàn cảnh thế giới ngày 22/9.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!