Phạm Công Danh (giữa) tại một phiên tòa xét xử. Ảnh: Tri thức trẻ
Nếu phải so sánh, con số này còn lớn hơn cả tổng mức thiệt hại của tất cả các vụ khởi tố liên quan đến ngân hàng từ năm 2001 đến năm 2011 là 8.000 tỷ đồng. Chính vì thế, xã hội rất chú ý đến mức phạt của bản án này.
- Chủ mưu của các vi phạm là Phạm Công Danh chịu mức án 30 năm tù.
- Hai đồng phạm chính Phan Thành Mai (20 năm tù) và Mai Hữu Khương (22 năm tù).
- 25 đồng phạm khác: từ 3 đến 9 năm tù.
- 8 bị cáo án treo
Đây là một bản án được đánh giá là nghiêm minh, là kết quả của quá trình tích cực, khẩn trương sau chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.
Mô phỏng thủ đoạn "rút ruột" của Phạm Công Danh và đồng phạm.
Nhưng có thể thấy càng ngày, mức độ thiệt hại của các vụ án ngày càng lớn, số lượng bị cáo ngày càng nhiều với các thủ đoạn tinh vi hơn. Do đó, quá nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra từ vụ án nghiêm trọng này đối với ngành ngân hàng.
Sau khi mua lại Ngân hàng Đại Tín và đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, chỉ chưa đầy 2 năm sau, Phạm Công Danh cùng các đồng phạm đã lập nhiều bộ hồ sơ khống để hợp thức hóa việc "rút ruột" ngân hàng Xây dựng.
Một thủ đoạn phổ biến và nguy hiểm nhất là thành lập ra hàng loạt công ty sân sau, thuê người làm giám đốc để phục vụ mục đích duy nhất là rút ruột Ngân hàng Xây dựng chuyển cho Phạm Công Danh sử dụng.
Ngoài Phạm Công Danh là chủ mưu, Phan Thành Mai, Mai Văn Khương thực hiện theo chỉ đạo của Danh còn có hàng loạt nguyên lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng Xây dựng đã vi phạm nghiêm trọng các quy trình thẩm định cho vay như cố tình không xác minh tài sản đảm bảo, dùng tài sản đảm bảo không hợp pháp, cố ý nâng định giá tài sản đảm bảo, cho vay với các công ty ma không hề hoạt động là công ty sân sau của Phạm Công Danh, tạo điều kiện cho Danh vay trái quy định 5.000 tỷ đồng của Ngân hàng Xây dựng.
Đáng chú ý là tại thời điểm đó, Ngân hàng Xây dựng đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt của Tổ giám sát - Ngân hàng Nhà nước. Mặc dù đã được nhắc nhở, cảnh báo, ông Phạm Công Danh vẫn phớt lờ và thực hiện hành vi sai phạm. Điều này cho thấy tình trạng chế tài không dứt điểm, kiên quyết đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng của vụ đại án 9.000 tỷ này.
Trong vụ việc này, tất cả các nhân viên ngân hàng hiểu biết rõ về nghiệp nhưng cố ý làm trái quy định của ngân hàng, các cá nhân bị thuê làm giám đốc các công ty sân sau để thực hiện theo mệnh lệnh của Danh đều bị xử lý nghiêm để đảm bảo tính răn đe. Trong khi đó, trách nhiệm giám sát của một số cán bộ Ngân hàng Nhà nước được tách sang một vụ án khác để điều tra làm rõ.
Phạm Công Danh nhận án 30 năm tù VTV.vn - Trong vụ án gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam VNCB, Tòa án tuyên phạt Phạm Công Danh 30 năm tù.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!