Hàng trăm ha đất nông nghiệp đã bị bồi lấp. Đó là những gì thực tế đã và đang diễn ra ở các địa phương nằm trong vùng quy hoạch dự án mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh. Theo người dân, đã 8 vụ mùa sản xuất nông nghiệp không có thu hoạch do một phần bị đất cát bồi lấp ruộng đồng, một phần vì nguồn nước ngầm cạn kiệt. Tình trạng này diễn biến ngày càng nghiêm trọng và phức tạp do sự tác động của môi trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của người dân.
‘ Bãi thải mỏ sắt Thạch Khê (Ảnh: Báo Công an Đà Nẵng)
Những biến động của môi trường qua các đợt mưa bão trong năm 2013 càng làm cho tình hình ngày càng xấu đi. Nếu như trước đây bùn đất phủ lấp ruộng vườn từ bãi thải của mỏ sắt Thạch Khê chỉ ảnh hưởng trong phạm vi lân cận thì nay đã lan tràn ra diện rộng.
Trong số 6 xã nằm trong quy hoạch phải di dời nhường đất cho mỏ sắt Thạch Khê thì xã Thạch Hải là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nền nhất. Toàn bộ xã có 944 hộ dân cùng lăng mộ phải di dời. Nhưng đến nay vẫn trong quy hoạch treo bởi chưa có chỗ để đi.
Chính quyền địa phương bế tắc trong việc tìm lối thoát cho người dân vùng chịu ảnh hưởng. Dân thì biết kêu than lên chính quyền cấp xã, xã lại phản ánh lên chính quyền cấp tỉnh, cứ thế đã kéo dài qua nhiều năm và cuối cùng tỉnh cũng chỉ biết xin chờ ý kiến Chính phủ.
Khoảng 16.861 nhân khẩu, 10.500 ngôi mộ thuộc 6 xã thuộc huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh phải di dời để nhường lại trên 3.898 ha đất cho dự án khai thác mỏ Thạch Khê. Nhưng những gì mỏ sắt được coi là lớn nhất Việt Nam đem đến cho người dân nơi đây lại là những hệ lụy rất lớn và hơn ai hết; người dân phải chịu quá nhiều thiệt thòi.
Để hiểu rõ hơn về những hệ lụy từ dự án mỏ sắt Thạch Khê, quý vị có thể xem chi tiết trong VIDEO sau đây: