Giá trị trường tồn của bản Đề cương Văn hóa Việt Nam 1943

Ngọc Thành-Thứ năm, ngày 19/09/2013 10:12 GMT+7

 70 năm qua, dù tình hình đất nước đã có nhiều thay đổi nhưng những giá trị, bài học được đề cập trong bản đề cương vẫn còn nguyên giá trị, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam XHCN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được ghi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam như một trong những mốc son chói lọi nhất. Thành công ấy là kết quả của quá trình đấu tranh không mệt mỏi của các tầng lớp nhân dân dưới đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng cùng sức mạnh đoàn kết và truyền thống yêu nước. Và một trong những yếu tố tiên quyết để tạo nên sức mạnh tổng hợp là sự ra đời bản Đề cương văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo và công bố năm 1943.

GS.TS Trần Văn Bính, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa - Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh: “Giữa lúc bộn bề công việc, thù trong giặc ngoài, Đảng ta vẫn bình tĩnh ra một bản Đề cương văn hóa năm 43. Gọi như vậy bời Đảng đã khẳng định rằng, con đường cách mạnh chúng ta dứt khoát phải đi đến thắng lợi và đi đến thắng lợi dứt khoát sự nghiệp văn hóa phải hình thành và phát triển phải trở thành động lực của cuộc kháng chiến. Quả thực khi ra đời, nó đã thu hút được đông đảo trí tuệ của dân tộc và cả những người trong nước và ngoài nước”.

‘ Ảnh: Văn nghệ quân đội

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam lúc đó, văn hóa nửa phong kiến, nửa tư sản và hoàn toàn có tính cách thuộc địa đang thống trị, sự ra đời của bản Đề cương về văn hóa Việt Nam thực sự là một ngọn đuốc soi đường và định hướng tư tưởng, nhận thức, phương châm hoạt động văn hóa cho toàn Đảng toàn dân, trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do.

Với ba phương châm: Dân tộc, khoa học và đại chúng, bản đề cương văn hóa đã nhanh chóng tác động sâu sắc và làm thay đổi nhận thức cũng như thu hút đông đảo giới tri thức, văn nghệ sĩ mà trong hoàn cảnh đó còn bâng khuâng. Cuốn họ vào dòng chảy đất nước, sát cánh với người dân, có mặt trên tất cả mặt trận sản xuất, chiến đấu, khoa học, giáo dục… nhờ đó hàng loạt tác phẩm, thành tựu văn hóa mới đã ra đời trở thành món ăn tinh thần, cổ vũ động viên quần chúng nhân dân đi đến thắng lợi cuối cùng.

Một số học giả các nước phương Tây đã từng nói, bánh xe Lexus đi đến đâu thì rừng oliu sẽ bị tàn phá đến đó. Bánh xe Lexus là xu thế kinh tế toàn cầu, còn rừng oliu là những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng nhận ra rằng, để hội nhập kinh tế tốt, dứt khoát phải nâng cao và gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc. Vì thế đến nay, những bài học, tư tưởng lớn từ bản đề cương này vẫn còn nguyên giá trị, làm tiền đề cho sự ra đời Nghị quyết Trung ương 5 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước