Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội nghị cấp cao Hội đồng Nhân quyền LHQ. Ảnh: Vietnam+
Đại diện
Bộ Ngoại giao cho rằng, việc Việt Nam chỉ có thể chấp nhận 80% trong số 227 khuyến nghị của các nước là do một số khuyến nghị đã can thiệp quá sâu vào vấn đề nội bộ của Việt Nam như ngừng hoặc bỏ án tử hình, sửa đổi một số điều trong Bộ luật Hình sự hay tham gia quy chế Rome về tòa án hình sự quốc tế. Việt Nam đề nghị không xem xét, hoặc cần có thêm thời gian nghiên cứu thêm những khuyến nghị chưa được chấp nhận lần này.
Theo Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Pratibah Mehta thì cho rằng, trong số 227 khuyến nghị, nổi lên một số vấn đề mà Việt Nam cần ưu tiên như Công ước về quyền của người khuyết tật; khuyến nghị về tự do tôn giáo và khuyến nghị liên quan đến bình đẳng giới và quản lý tư pháp.
Những ý kiến của các tổ chức dân sự tại hội thảo này sẽ được Bộ Ngoại giao tổng hợp, trình Chính phủ quyết định về việc chấp thuận những khuyến nghị nào trong số 227 khuyến nghị. Và sau đó, những khuyến nghị mà Việt Nam chấp thuận sẽ được thông báo tại Khóa họp lần thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào tháng 6 tới đây.