Made in China 2025 - Kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 14/03/2017 07:02 GMT+7

VTV.vn - Chiến lược phát triển "Made in China 2025" được đánh giá là kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc nhằm đổi mới nền kinh tế theo hướng sáng tạo và tri thức.

"Made in China 2025" đang trở thành cụm từ mang tính thời sự hiện nay. Khác với cụm từ "Made in China" chỉ hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc nhiều năm qua và từng nhận không ít phản hồi tiêu cực liên quan tới sự đổ bộ của hàng hóa Trung Quốc trên khắp thế giới, cum từ "Made in China 2025" được kỳ vọng sẽ mang lại làn gió mới gây dựng hình ảnh cho sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc, Chính phủ nước này đã tái khẳng định mục tiêu này.

Theo TS. Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, có 4 nguyên nhân khiến Trung Quốc đưa ra chiến lược "Made in China 2025".

"Trung Quốc đang là công xưởng của thế giới nhưng chỉ dừng lại ở khâu trung bình của chuỗi giá trị và hàm lượng công nghệ, như vậy lợi nhuận phần lớn đều rơi vào doanh nghiệp nước ngoài. Để cải thiện điều này, Trung Quốc phải thay đổi chi phí đầu tư cho sản xuất và nghiên cứu vốn rất thấp của các doanh nghiệp, chiếm 33 - 50% so với mức trung bình của các doanh nghiệp phát triển của thế giới", TS. Phạm Sỹ Thành phân tích.

"Nguyên nhân thứ 2 là do mức độ tự động hoá của ngành chế tạo Trung Quốc vẫn thấp dù đang là công xưởng của thế giới, số roboot trên 10.000 công nhân chế tạo là 49, trong khi mức trung bình của thế giới là 69. Đây là con số báo động. Nguyên nhân thứ 3 là việc Trung Quốc đang đối diện với thách thức già hoá dân số, làm suy giảm lực lượng lao động. Cuối cùng, điều khiến Trung Quốc phải đưa ra chiến lược mới đến từ làn sóng công nghiệp hóa thứ 4 mà các nước như Đức, Mỹ đang tiến hành…".

"Chính sách này có thể tác động tiêu cực tới thị trường lao động Trung Quốc khi đây là nơi chiếm 27% số lượng roboot của thế giới và có thể tăng nhanh vào 2 năm nữa. Nó có thể khiến bức tranh dư thừa ở Trung Quốc thêm trầm trọng, chỉ là chuyển từ dư thừa sắt thép sang dư thừa roboot. Theo báo cáo nghiên cứu cho thấy, đến năm 2020, lượng roboot sản xuất sẽ gấp 6 lần nhu cầu thực tế của nước này" - TS. Phạm Sỹ Thành nói thêm.

"Trong khi các nước khác lại lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ, thách thức của Trung Quốc là tạo mối quan hệ hài hòa, vừa đảm bảo thúc đẩy tự do hóa thương mại, vừa tránh phản ánh về bảo hộ thị trường và đầu từ trong nước".

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước