Đổi mới quản lý vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hồng Mỹ - Việt Hùng (VTV5)-Thứ tư, ngày 21/10/2020 09:42 GMT+7

Ảnh minh họa. Ảnh: Báo Nhân dân.

VTV.vn - Dân tộc thiểu số - thiểu số trong tổng dân số nhưng lại là đa số trong tổng hộ nghèo. Nghị quyết 120 của Quốc hội hướng tới giải quyết nghịch lý này.

Chỉ chiếm 14,6% tổng dân số, nhưng theo số liệu của Điều tra Mức sống Dân cư Việt Nam năm 2018, các dân tộc thiểu số lại chiếm tới 72,9% dân số nghèo ở Việt Nam. Với quyết tâm cải thiện tình trạng này, mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 88 về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển Kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, và Nghị quyết 120 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển Kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030 với tổng số vốn giai đoạn 5 năm đầu lên tới gần 137 ngàn tỉ đồng. Chương trình được kì vọng sẽ tạo ra cú huých mạnh mẽ trong phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, để đạt được kỳ vọng đó, cần "đoạn tuyệt" với cách làm cũ, cơ chế cũ mà các Chương trình chính sách giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số đã thực hiện trong gần 20 năm qua.

Là hộ nghèo ở thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang, gia đình anh Đờn nhận được nhiều hỗ trợ giảm nghèo. Nào là trâu sinh sản từ chương trình 135, nào là lợn nái ... Nhưng đã nhiều năm, gia đình anh vẫn chưa thoát được nghèo. Anh Đặng Văn Đờn, dân thôn Vằng Luông, xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang chia sẻ với phóng viên: "Thu nhp cái này đp vào cái kia, công trình linh tinh, n nn đp vào đy thôi."

Thượng Sơn là xã đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo trên 55%. Mỗi năm, khi nhận được 200-300 triệu đồng từ nguồn vốn 135, chính quyền xã đã rất cố gắng để những hộ nghèo như anh Đờn được hỗ trợ để phát triển sản xuất. Mỗi hộ nghèo được hỗ trợ tối đa là 15 triệu, hộ cận nghèo 12 triệu, hộ mới thoát nghèo 10 triệu. Nhưng đồng vốn trải đều, manh mún theo kiểu cấp phát nên chỉ phần nào hỗ trợ giải quyết được khó khăn trước mắt chứ không cải thiện sinh kế bền vững. Chủ tịch xã Thượng Sơn Hoàng Tiến Sỹ xác nhận: "Nếu bây giờ cứ đầu tư dàn trải như thế này, tôi nghĩ chương trình sẽ thực hiện không hiệu quả."

Tại nhiều địa phương nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất trong các chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, và Chương trình Mục tiêu giảm nghèo giải ngân chậm, làm lỡ lịch đầu tư sản xuất theo mùa vụ của người dân, dẫn đến việc phải hoàn trả lại ngân sách Trung ương. Tình trạng này chủ yếu do thời gian và thủ tục để nguồn vốn đến được với đồng bào quá dài. Ông Hoàng Văn Giáp - Chánh văn phòng điều phối Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn, đồng thời là Giám đốc Dự án Hỗ trợ Kinh doanh Nông hộ tỉnh Bắc Kạn cho biết: "…Trong nông nghip, chúng ta sn xut theo mùa v. Nhưng trong ngân sách chúng ta đã giao, chúng ta theo niên đ ngân sách. Vn s nghip trong năm mà không chi đưc hết thì chúng ta phi np li cho ngân sách. Như vy có nhng vic sn xut, như v đông xuân, chúng ta đang t tháng 11 đến tháng 2, tháng 3 năm sau. Như vy, đang trong quá trình sn xut, trong khi vn chúng ta li kết thúc năm ri, 31.12 chúng ta phi tr ri….". Ông Hoàng Minh Hải - Trưởng phòng Quản lý Ngân sách Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn cũng chia sẻ: "….Hưng dn ca Trung ương v vic phân b và giao ngun vn thì đôi lúc còn chưa kp thi. Có năm đến thi đim như là gn hết quí 1 thì Trung ương mi có hưng dn c th, do đó tnh đã khó khăn trong công tác phân b, nh hưng đến vic phát trin thi v ca các đa phương trong quá trình thc hin…."

Theo phản hồi từ lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước địa phương và các chuyên gia nghiên cứu chính sách giảm nghèo, để nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số được phát huy hiệu quả, cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo các dự án phát triển chuỗi giá trị, từ bỏ cách hỗ trợ dàn trải, manh mún theo kiểu cấp phát. Đồng thời, cần phân cấp trao quyền và đơn giản hóa qui trình, thủ tục trong lập kế hoạch, thẩm định, phê duyệt và thanh quyết toán đối với nguồn vốn sự nghiệp. Đề cập các vấn đề này, ông Hoàng Văn Giáp cho rằng giao vốn sự nghiệp trung hạn, nó phải rõ. Cái đó phải giao các địa phương chủ động xây dựng, tìm các chủ trì dựán sớm để chúng ta tham gia các dự án để phê duyệt. Ông Hoàng Minh Hải cũng chia sẻ: "Phi có cơ chế xác đnh sn phm ch lc ca đa phương, tránh tình trng các ngành sn phm ch lc thc hin trin khai li manh mún, s hình thành chui giá tr sn phm ln ca đa phương. Cái th ba là liên quan đến vic tách bch cái v trí, vai trò cũng như chc năng nhim v gia ch đu tư và các ch trì thc hin d án, đ làm sao trong quá trình thc hin dán thì phân đnh rõ đ xác đnh tt các khâu trong phê duyt d án."

Nghị quyết 120 của Quốc hội đã đề ra mục tiêu đến năm 2025 giảm một nửa địa bàn xã và thôn bản đặc biệt khó khăn, và đến năm 2030 về cơ bản không còn địa bàn đặc biệt khó khăn, nghĩa là cơ bản xóa tình trạng đói nghèo trong vùng dân tộc thiểu số. Để đạt được mục tiêu này, cần phải có sự đổi mới mang tính đột phá trong cách thức quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình, đặc biệt là đối với nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất.

Đổi mới quản lý vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước