Hàng trăm cơ sở, nhà máy giấy ngang nhiên xả thải ra sông

Anh Tuấn-Thứ hai, ngày 15/03/2021 20:35 GMT+7

VTV.vn - Thời gian qua, nguồn nước sông Cầu, một trong 5 con sông quan trọng của đồng bằng Bắc Bộ, tiếp tục bị ô nhiễm nghiêm trọng, khiến hàng vạn người dân 2 bên bờ sống khổ sở.

Trước tình hình đó, mới đây, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị dừng ngay việc xả nước thải từ sông Ngũ Huyện Khê ra con sông này vì hàng ngày, sông Ngũ Huyện Khê đang oằn mình hứng chịu những họng xả của hàng trăm cơ sở, nhà máy giấy tại Cụm công nghiệp Phú Lâm và Phong Khê, tỉnh Bắc Ninh. Trong khi đó, theo lộ trình, đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh mới đóng cửa những nhà máy tái chế giấy trên địa bàn.

Hàng trăm cơ sở, nhà máy giấy ngang nhiên xả thải ra sông - Ảnh 1.

Những nhà máy sản xuất, tái chế giấy trên địa bàn.

Sông Ngũ Huyện Khê giờ còn có một tên gọi khác là con sông chết, theo đúng nghĩa đen của nó. Nếu nói rằng các nhà máy ở đây đang tự cho mình quyền được hủy hoại môi trường và môi trường thì có lẽ điều đó cũng không sai vì việc xả thải bẩn vẫn diễn ra công khai, ngay giữa ban ngày.

Ông Ngô Lương Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh khẳng định, nếu chính quyền sát sao, việc xả thải của một số doanh nghiệp sẽ diễn ra lén lút, không công khai.

Hàng trăm cơ sở, nhà máy giấy ngang nhiên xả thải ra sông - Ảnh 2.
Hàng trăm cơ sở, nhà máy giấy ngang nhiên xả thải ra sông - Ảnh 3.

Những họng xả nước thải đen ngòm vào sông.

Hàng trăm cơ sở, nhà máy giấy ngang nhiên xả thải ra sông - Ảnh 4.

Vậy nhưng, thực tế doanh nghiệp lại đang ra sức chứng minh điều ngược lại khi việc xả thải ra sông giống như chuyện… thường ngày ở huyện. Trên bờ, đủ loại đường ống lộ thiên cỡ lớn đang ra sức biến dòng sông thành bãi thải của riêng mình. Còn dưới lòng sông là ma trận những đường ống.

Dù được thiết kế ngầm, nhưng nước thải ra không có cách nào để che giấu. Người dân nơi đây cho biết ngày xưa nước sông trong nhưng từ ngày có nhà máy, nước mới bẩn như thế.

Hàng trăm cơ sở, nhà máy giấy ngang nhiên xả thải ra sông - Ảnh 5.

Bể chứa nước thải của các công ty.

Theo quan sát, các nhà máy giấy trong Cụm Công nghiệp Phú Lâm có bể thu gom nước thải nhưng chức năng chính của nó cũng chỉ là bể chứa, theo đúng nghĩa, đầy tự bơm, không phải vận hành. Dù phao bơm đã tự động nhưng để mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, Cụm Công nghiệp Phú Lâm thuê người trông coi việc vận hành với mức tiền công 4 triệu đồng/tháng.

Hàng trăm cơ sở, nhà máy giấy ngang nhiên xả thải ra sông - Ảnh 6.
Hàng trăm cơ sở, nhà máy giấy ngang nhiên xả thải ra sông - Ảnh 7.

Sau khi xả ra hệ thống thủy nông Bắc Đuống, qua trạm bơm này, nước thải được đổ trực tiếp vào ruộng của người dân. Vậy là nước thải của người này lại là nguồn sinh kế của người kia. Nghịch lý đau xót ấy tồn tại nhiều năm giờ vẫn đang hiện hữu trên cánh đồng nơi đây vì nguồn nước thải đen ngòm lại là thứ khởi đầu cho vụ lúa của người dân.

Không chỉ bơm vào kênh mương, ruộng đồng, nước thải giờ còn có một con đường khác để chảy ra sông Cầu khi đi qua cống xả để rồi hòa vào nước sông. Hậu quả của vòng tuần hoàn ấy là cá chết và một số nhà máy sản xuất nước sạch dùng để ăn uống lấy nước từ sông Cầu, có thời điểm đã phải ngừng hoạt động.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước