Hộ nghèo và cận nghèo - Ranh giới mong manh giữa lý và tình

Quang Phồn, Quang Linh (Ban Thời sự)-Thứ hai, ngày 10/08/2020 10:03 GMT+7

VTV.vn - Không chỉ hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng đang nhận được nhiều hỗ trợ. Tuy nhiên, thế nào được coi là hộ cận nghèo, ranh giới tình và lý nhiều khi lại thành việc... khó.

Không chỉ hộ nghèo được hỗ trợ, cách đây 7 năm, từ năm 2013, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho nhóm hộ cận nghèo. Trong đó có hàng loạt ưu đãi về vay vốn, về miễn, giảm học phí, giảm các khoản đóng góp ở nông thôn, đồng thời cũng được hỗ trợ từ 50-100% bảo hiểm y tế. Ngoài ra, các hộ nghèo, cận nghèo còn được nhiều hỗ trợ gián tiếp về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường...

Hộ nghèo và cận nghèo - Ranh giới mong manh giữa lý và tình - Ảnh 1.

Nghịch lý "cận nghèo"

Năm nào, các địa phương cũng rà soát, đánh giá về tình trạng thoát nghèo và cập nhật các hộ nghèo, cận nghèo mới. Tuy nhiên, việc bình xét hộ cận nghèo đang bộc lộ một loạt nghịch lý về tiêu chí, ranh giới, tình - lý và cả chuyện lạm dụng những ưu đãi khi là hộ cận nghèo.

Thôn Hạ nghèo và có những hộ cận nghèo "tiêu biểu". Đó là một căn nhà 3 tầng to đẹp trị giá cả tỷ đồng nằm ngay đầu làng là nhà ông Khâu hay nhà ông Phất dài tới 20m mặt đường, cửa hàng rộng hơn 150m2 hàng hóa cung ứng cho cả xã.

Tháng 5 vừa qua, khi thông tin về một số hộ khá giả nhưng nằm trong danh sách hộ cận nghèo ở Thanh Hóa bị đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, 28 hộ cận nghèo trong đó có nhà 2 ông này đồng loạt viết đơn xin thoát nghèo.

Không ít hộ khá giả đang nằm trong danh sách "cận nghèo" ở các vùng nông thôn. Như nhà ông Sơn là hộ khá nhiều năm trong thôn có con gái phải thay thận, gia đình dần kiệt quệ vì đưa con đi khắp nơi chạy chữa. May mắn, thận của ông Sơn hợp với con và được ghép thành công.

Ông cũng biết, ai cũng nhìn vào nhà mình cũng là bề thế nhưng "muối mặt" xin vào hộ cận nghèo một phần cũng là để chữa bệnh cho con.

Nhiều nhà khá giả không may có người mắc bệnh nặng đều xin trở thành hộ cận nghèo. Ra hội nghị thôn xin, rồi cả thôn nhất trí trình xã là vào danh sách. Xã cũng biết là sai nhưng quê nhà, chữ tình còn lớn hơn chữ lý.

Nhập nhằng trong đánh giá, bình xét hộ nghèo, cận nghèo

Hộ nghèo và cận nghèo - Ranh giới mong manh giữa lý và tình - Ảnh 2.

Cơ ngơi của 1 "hộ nghèo".

Số liệu hộ cận nghèo trên giấy và trong thực tế làng xã hoàn toàn khác nhau. Để vào được danh sách hộ cận nghèo, nơi dễ, nơi khó, lúc là tình, lúc là lý dẫn đến không ít nhập nhằng trong bình xét hộ cận nghèo. Có khi chỉ đơn giản là tách hộ, con cái ở riêng thì khá giả, còn lại bố mẹ già yếu, bệnh tật là thành hộ cận nghèo.

Một căn nhà đẹp được thiết kế với không gian tự nhiên. Trong nhà điều hòa, tivi, tủ lạnh... đủ hết. 2 con thành đạt làm việc tại Hà Nội đã mang tiền về xây nhà cho bố mẹ. Tuy vậy, hiện tại, nhà ông Tình vẫn nằm trong danh sách hộ cận nghèo của xã. Bởi xét về tiêu chí, vợ chồng ông đều hơn 60, đau yếu và thu nhập chỉ dựa vào mảnh vườn nhỏ nên vẫn là hộ cận nghèo!

Còn gia đình chị Lành thì đặt lên đặt xuống mới được hộ cận nghèo mà không phải hộ nghèo. Hơn 40 tuổi chị mắc bệnh nặng nhiều năm. Trong nhà không có tài sản gì đáng giá. Chồng hơn 60 tuổi vẫn cố đi làm bảo vệ để có chút lương giúp vợ chữa bệnh. Xã chỉ xếp nhà chị là hộ cận nghèo vì nhà có 2 người và 1 người vẫn còn đi làm.

Hộ nghèo và cận nghèo - Ranh giới mong manh giữa lý và tình - Ảnh 3.

Và gia sản của một hộ... cận nghèo cùng xã.

Hộ nghèo, cận nghèo được đánh giá theo điểm trên các tiêu chí về nhân khẩu, lao động, trình độ, thu nhập, tài sản và điều kiện sinh hoạt.

- Hộ nghèo là hộ có tổng điểm từ 120 điểm trở xuống.

- Hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm trên 120 điểm đến 150 điểm.

- Hộ trên 150 điểm là thoát nghèo.

Năm trước, xã rà soát và tính điểm lại, gia đình bà Hồng đủ điều kiện thoát nghèo nhưng đến bây giờ, bà Bà Hồng đến giờ vẫn ấm ức.

Mất cận nghèo đồng nghĩa con không còn được miễn giảm học phí. Vì thế, năm nay bà mất thêm cả chục triệu đồng đóng tiền học cho một con học cấp 3 và một con học đại học. Nhà có ít tiền tiết kiệm thì chồng về lấy sạch rồi bỏ đi, thế nên bà lại trắng tay.

Ngăn chặn trục lợi cận nghèo

Có thể thấy, hộ cận nghèo cũng được rất nhiều ưu đãi để thoát nghèo và để làm sao họ không tái nghèo. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, sự cảm tính, trong khâu đánh giá, bình xét lại đang tạo ra những cơ hội để trục lợi. Hành vi này rõ ràng cần phải ngăn chặn.

Người không nghèo hưởng ưu đãi của người nghèo, đó rõ ràng là một sự bất công. "Đói cho sạch, rách cho thơm" - điều này mỗi chúng ta đều được dạy. Đây cũng không phải là chuyện của từng nhà mà còn là việc chung của cả các cộng đồng thôn làng. Hãy sống bằng cái mình làm ra chứ đừng lạm dụng những phần hỗ trợ ít ỏi của những người vốn đã yếu thế hơn mình.

“Loạn” hộ nghèo, cận nghèo: Đang yên đang lành thì tiền hỗ trợ COVID-19 đến… “Loạn” hộ nghèo, cận nghèo: Đang yên đang lành thì tiền hỗ trợ COVID-19 đến… Ấm ức vì thoát nghèo do còn khổ hơn… hộ cận nghèo Ấm ức vì thoát nghèo do còn khổ hơn… hộ cận nghèo Vào hộ cận nghèo để vay tiền xây nhà hơn… 1 tỷ đồng Vào hộ cận nghèo để vay tiền xây nhà hơn… 1 tỷ đồng

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước