Di chỉ Vườn Chuối tại Hoài Đức, Hà Nội có niên đại hơn 3.000 năm tuổi, đã từng kêu cứu trước tốc độ đô thị hóa. Thế nhưng di chỉ này đã được những người dân nơi đây bảo vệ, họ đã lên tiếng và làm như thế nào?
Di chỉ Vườn Chuối nhìn từ trên cao.
Đã 3 năm nay, với chiếc máy ảnh, ông Thắng đã chụp hàng trăm bức ảnh về di chỉ khảo cổ Vườn Chuối. Chụp ảnh, viết bài, nhiều thông tin về di chỉ "kêu cứu" đã được ông Thắng gửi đi khắp nơi.
Năm 2019, Bộ VH-TT&DL đã có quyết định thăm dò, khai thác, khảo cổ tại đây với diện tích 500m2. Đối với những người dân, đây là kết quả cho những cố gắng mà họ đã bỏ ra.
Còn với ông Hùng, rất nhiều cổ vật được ông tìm thấy tại Di chỉ Vườn Chuối được trưng bày trong căn phòng vẻn vẹn 18m2. Nhặt được, đi xin, đi mua từ người trong làng, ông Hùng đam mê những cổ vật.
Không học về khảo cổ, ông nói chuyện và tìm hiểu từ chính những nhà khoa học tới đây. Vậy mà, giờ ông cũng như một hướng dẫn viên trong bảo tàng của mình.
Còn ông Đặng Tích, 88 tuổi, ông có một cách lưu giữ giá trị văn hóa quê hương cũng đặc biệt. Không chỉ giữ những bức ảnh chụp về di chỉ trong iPad, ông cụ còn làm thơ với mục đích đơn giản
Những cổ vật nằm sâu dưới lòng đất nhưng mang giá trị của lịch sử. Người dân yêu quý cổ vật như một phần máu thịt của họ. Ông Thắng, ông Hùng, cụ Tích chỉ là một trong số những người dân làng Lai Xá âm thầm bảo vệ những giá trị đặc biệt của quê hương theo cách rất riêng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!