Cần tăng cường vai trò của tham tán thương mại các nước

Tài Phan (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ sáu, ngày 09/02/2018 10:09 GMT+7

VTV.vn - Không ít doanh nghiệp bày tỏ mong muốn gặp được sự kết nối thực sự hiệu quả qua kênh thương vụ nước ngoài, điều mà nhiều DN chưa lựa chọn hoặc chưa có cơ hội tiếp cận.

"Doanh nghiệp Việt điêu đứng vì mù thông tin thị trường nước ngoài" là tiêu đề bài báo trên tờ Lao động sáng 9/2.

Có doanh nghiệp chia sẻ, việc thực hiện giao dịch kết nối chủ yếu vẫn phải qua khâu trung gian, bởi vậy, ngoài lợi nhuận thấp còn mất nhiều thời gian để có hồi đáp từ khách. Hay có trường hợp giao dịch với đối tác Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh cho biết, doanh nghiệp thường xuyên gặp phải gian lận thương mại về chất lượng, có những vụ việc từ lâu rồi nhưng vẫn phải ngậm đắng nuốt cay. Báo Lao động trích dẫn, vấn đề lớn nhất không phải rào cản thương mại mà chính là thông tin.

Tuy nhiên, trả lời thắc mắc của doanh nghiệp về việc gợi ý những đối tác tin cậy, tờ Đại biểu Nhân dân trích dẫn ý kiến của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, dù tham tán có giới thiệu cho doanh nghiệp cũng chỉ mang tính chủ quan, không có gì đảm bảo lâu dài. Do đó, hơn ai hết, doanh nghiệp trước hết hãy chủ động thuê những nhà giám định hàng hóa trước khi nhập cảng để có thể xác định đúng chất lượng hàng hóa theo hợp đồng.

Hiện Việt Nam có hơn 57 thương vụ và 7 chi nhánh thương vụ tại các nước, qua đó, hỗ trợ triển khai hơn 500 hoạt động xúc tiến thương mại. Với mạng lưới này, các tham tán bày tỏ, không chỉ là thông tin với doanh nghiệp mà thông tin qua lại kịp thời giữa các tham tán với bộ, ngành cũng đặc biệt quan trọng, nhằm thực hiện tốt các chương trình đám phán.

Điển hình như lĩnh vực xuất khẩu nông sản, tờ Thời báo kinh doanh trích dẫn ý kiến tham tán thương mại tại Trung Quốc rằng quốc gia này không còn là thị trường dễ tính nữa mà giờ đưa ra yêu cầu khắt khe hơn. Trong khi đó, các quốc gia như Thái Lan, Campuchia... làm công tác xúc tiến thương mại, thị trường mạnh hơn Việt Nam.

Cũng theo Thời báo Kinh doanh, một khó khăn nữa được nhắc tới là chi phí logistics. Tham tán Nhật Bản chia sẻ, xoài Việt Nam có mức độ ngọt 20%, trong khi xoài Nhật Bản chỉ từ 12-15%, do đó về chất lượng, xoài Việt Nam rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển lại quá cao dù khoảng cách gần hơn một số nước. Thế nên, các nhà nhập khẩu Nhật Bản hiện vẫn băn khoăn không dám nhập.

Rõ ràng, tham tán thương mại là chiếc cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp Việt Nam và thị trường quốc tế. Nếu tận dụng tốt, đây không chỉ là kênh thông tin hữu hiệu cho doanh nghiệp mà còn góp phần tư vấn, đề xuất các giải pháp tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là khi Việt Nam hiện đang thuộc nhóm tham gia nhiều FTA nhất thế giới.

Làm ăn thời cách mạng công nghiệp 4.0 của các doanh nghiệp Việt Làm ăn thời cách mạng công nghiệp 4.0 của các doanh nghiệp Việt Mỹ cắt giảm sâu thuế thu nhập doanh nghiệp, kinh tế Việt Nam có bị ảnh hưởng? Mỹ cắt giảm sâu thuế thu nhập doanh nghiệp, kinh tế Việt Nam có bị ảnh hưởng? Xuất khẩu trực tuyến mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam Xuất khẩu trực tuyến mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước