“Diện mạo” dòng vốn đầu tư dịch chuyển sang Việt Nam như thế nào?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 21/05/2019 21:32 GMT+7

VTV.vn - Cục Đầu tư nước ngoài thống kê, 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc lần đầu tiên vượt Hàn Quốc, Singapore về lượng vốn đầu tư đăng ký mới.

Mới đây, trên Twitter của Tổng thống Donald Trump có một dòng Tweet nhắc về Việt Nam đó là "làn sóng chuyển dịch của các nhà máy, công ty bị đánh thuế tại Trung Quốc sang các nước thứ ba trong đó có Việt Nam".

Sau dòng Tweet này có khá nhiều câu hỏi đặt ra: Các nước gần Trung Quốc trong đó có Việt Nam liệu có thực sự được lợi từ xu hướng chuyển dịch nhà máy, chuyển dịch dòng vốn từ Trung Quốc sang hay không?

Theo trang China Briefing, có một xu hướng đó là các nhà máy sản xuất của Mỹ tuy không quay lưng hẳn với Trung Quốc song sẽ dịch chuyển một phần, một bộ phận sang Việt Nam. Trang China Briefing gọi đây là chiến lược Trung Quốc+1. Những điểm đến đang được chú ý ở đây là Việt Nam, Indonesia và Philippines. Đây là những quốc gia có chính sách kinh doanh khá tương đồng cũng như môi trường tăng trưởng thuận lợi cho doanh nghiệp.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng có bài "Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ mang lại lợi thế cho Việt Nam". Tờ này nhận định, lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tránh thuế quan áp lên Trung Quốc và chi phí nhân công tăng cao.

Chuyên trang tài chính Bloomberg thống kê, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng 6 năm liên tiếp, tăng trưởng kinh tế gần 7% và chính sách khá chào đón các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng những điều trên chưa phải là tất cả lý do Việt Nam có thể trở thành người thắng cuộc trong chiến tranh thương mại. Cũng theo Bloomberg, yếu tố cuối cùng ở đây là quy mô nền kinh tế Việt Nam với dân số khoảng 100 triệu dân, GDP Việt Nam chỉ bằng 1% của Mỹ nên Mỹ sẽ không coi Việt Nam như một mối đe dọa như đã làm với Trung Quốc.

Có một thực tế là xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đã không còn chỉ là dự báo mà đã và đang diễn ra. Dễ thấy nhất là số liệu FDI, Trung Quốc trở thành quán quân về lượng vốn đầu tư mới vào Việt Nam. Cục Đầu tư nước ngoài thống kê, 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc lần đầu tiên vượt Hàn Quốc, Singapore về lượng vốn đầu tư đăng ký mới. 

Nhiều dự án quy mô trên 200 triệu USD của doanh nghiệp Trung Quốc  được triển khai tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam như Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang. Còn với các doanh nghiệp Trung Quốc đã vào thị trường Việt Nam nhiều năm thì nay có xu hướng rời một phần dây chuyền sản xuất tại Việt Nam. Theo Vietnam Work, quý I năm nay, nhu cầu tuyển dụng của mảng dây chuyền sản xuất tại Việt Nam cũng tăng đột biến với 15% so với quý IV năm ngoái.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam lợi hay hại? Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam lợi hay hại?

VTV.vn - Trong 1-2 năm tới, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể mang lại giá trị nếu DN Việt chớp lấy thời cơ xuất khẩu những mặt hàng mà Trung Quốc bị đánh thuế cao.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước