Hậu COVID-19, tương lai kinh tế Mỹ sẽ đi về đâu?

Đức Lam - Quỳnh Anh (Theo CNN)-Thứ sáu, ngày 08/05/2020 14:18 GMT+7

VTV.vn - Giới phân tích nhận định, nền kinh tế Hoa Kỳ có thể phục hồi như logo của hãng giày Nike, chạm đáy rồi chậm rãi đi lên.

Đại dịch COVID-19 đã gần như đẩy nước Mỹ vào cuộc suy thoái lớn nhất từ trước đến nay. Hơn 30 triệu người lao động Mỹ phải nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Chỉ trong tháng 3, các công ty tư nhân của Mỹ đã cắt giảm nhân sự kỷ lục với 20.236 triệu việc làm. Nước Mỹ chìm trong "nợ nần".

Hậu COVID-19, tương lai kinh tế Mỹ sẽ đi về đâu? - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp đóng cửa, hàng triệu người lao động Mỹ rơi vào tình trạng thất nghiệp do bệnh dịch.

Trong khi đó, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp. Tính đến thời điểm hiện tại, nước Mỹ ghi nhận 1.219.066 ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó, các ca tử vong lên tới 73.297 ca.

Việc dịch bệnh diễn biến phức tạp cùng với các lệnh giãn cách xã hội đã khiến thị trường Mỹ tuột dốc không phanh. Nhiều nhà phân tích và hoạch định thị trường đang tranh cãi về việc thị trường Mỹ sẽ "vực dậy" mạnh mẽ đến mức nào.

Nếu như nói kinh tế Mỹ hồi phục theo hình chữ V thì sẽ là quá lạc quan khi hi vọng nền kinh tế có thể chạm cháy nhanh và cũng bật lại nhanh chóng. Điều này cũng tương tự với mô hình chữ U, với tốc độ bật lại nhanh dù mất thêm nhiều thời gian ở đáy so với mô hình chữ V. Nhiều người cho rằng, mô hình chữ W lại quá bị quan khi mà nền kinh tế phục hồi và lại tiếp tục lao dốc.

Thay vào đó, câu trả lời hợp lý nhất mà các nhà phân tích đưa ra nằm trong logo của hãng giày nổi tiếng Nike. Họ cho rằng dấu swoosh trong logo của Nike là thích hợp nhất với nền kinh tế, mất nhiều thời gian để chạm đáy nhưng một khi hồi phục thì sẽ chậm rãi và chắc chắn.

Hậu COVID-19, tương lai kinh tế Mỹ sẽ đi về đâu? - Ảnh 2.

Dấu swoosh trong logo của Nike được các nhà phân tích nhận định thích hợp với nền kinh tế Mỹ hiện nay - sau khi chạm đáy, đà kinh tế sẽ chậm rãi hồi phục.

"Tôi cho rằng chúng ta sẽ chứng kiến một mô hình phục hồi giống như dấu swoosh khi tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Nền kinh tế lao dốc cực nhanh và mạnh trong tháng 3, và tôi nghĩ con đường nền kinh tế bật lại sẽ chậm và chắc chắn từ giờ cho đến cuối năm nay", Steve Rick, kinh tế trưởng tại CUNA Mutual Group chia sẻ.

Mô hình này cũng tương tự như những gì đã xảy ra vào khủng hoảng tài chính năm 2008, khi mà nền kinh tế ban đầu nhìn chẳng có dấu hiệu phục hồi.

Mô hình phục hồi này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cục Dự trữ Liên Bang, Quốc hội và Nhà Trắng đều đã tung ra rất nhiều gói kích tích kinh tế nhằm hỗ trợ người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn, nhưng nếu như vậy, nước Mỹ có thể sẽ phải cần nhiều tiền hơn nữa.

"Mô hình được đưa ra về việc phục hồi nền kinh tế giối như dấu swoosh trên logo của Nike, các dấu hiệu phục hồi còn phụ thuốc vào các chính sách tài khoá và tiền tệ đưa ra bởi chính phủ Liên bang và Quốc hội",  Joseph Brusuelas, kinh tế trưởng tại RSM US nhận định. "Giả thiết của chúng tôi đưa ra là nền kinh tế sẽ mở của hoàn toàn trong một vài tuần, dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát và các chính sách kích thích kinh tế đủ lớn sẽ được tung ra", ông Brusuelas cho hay.

Còn Arnab Das, chuyên viên chiến lược thị trường tại Invesco, lại nhận định rằng nền kinh tế sẽ phục hồi theo mô hình căn bậc (√), nhưng cũng có tín hiệu tương tự giống dấu swoosh trong logo Nike.

Chuyên gia chiến lược đầu tư của John Hancock Investment Management, Matthew Miskin vẫn chưa có một câu trả lời cụ thể cho những gì sẽ xảy ra trong tương lai của nền kinh tế. Ông cho rằng quá trình hồi phục sẽ có thể như lưỡi câu, giống dấu swoosh và căn bậc nhưng lại có quỹ đạo hơi khác. Ông dự đoán nền kinh tế sẽ trì trệ thêm vài tháng nữa, và sẽ bắt đầu bật trở lại vào cuối quý III hoặc IV, khi người tiêu dùng bắt đầu mua sắm cho kỳ nghỉ lễ.

Hậu COVID-19, tương lai kinh tế Mỹ sẽ đi về đâu? - Ảnh 3.

Tổng thống Donald Trump cùng nước Mỹ đang phải đối diện với nhiều thách thức để vực dậy lại nền kinh tế đang đà suy thoái.

Tuy vậy, Miskin vẫn lo ngại về làn sóng dịch thứ 2 sẽ gây ảnh hưởng tới mức độ tiêu dung và đạp tan mọi hi vọng phục hồi.

"Tiêu dùng cần được trở lại bình thường. Nếu điều đó không xảy ra, nó sẽ gây nên gánh nặng cho việc phục hồi kinh tế. Nền kinh tế sẽ trì trệ lâu hơn".

Việc thị trường chứng khoán khởi sắc vào những ngày gần đây không có nghĩa rằng mọi chuyện tồi tệ đã qua hẳn. "Tôi nghĩ chúng ta cần phải phân biệt rạch ròi giữa thị trường và nền kinh tế. Thị trường hiện nay cho thấy mọi việc sẽ tốt hơn trong vòng 6 tháng nữa. Điều này không có nghĩa rằng mọi việc sẽ trở về như bình thường", Randy Frederick, Phó giám đốc phụ trách phái sinh và thương mại tại Charles Schwab cho hay.

Một thực tế đáng buồn rằng dù nền kinh tế có phục hồi theo mô hình nào đi chăng nữa, một số cá nhân và nhiều công ty cũng sẽ bị bỏ lại phía sau.

"Nhiều doanh nghiệp sẽ không còn tồn tại. Nhiều rào cản tâm lý sẽ xuất hiện và chúng ta phải vượt qua nó trước khi mọi việc trở lại bình thường. Đà kinh tế sẽ chậm chạp phục hồi", Larry Adam, giám đốc đầu tư tại Raymond James nhận định.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước