Đó là nội dung chính của dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ thuế mà Chinh phủ dự kiến trình Quốc hội xem xét thông qua vào kỳ họp sắp tới.
Hiện trên toàn quốc có gần 840.000 đối tượng nợ thuế đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự hay cơ sở kinh doanh đã giải thể, phá sản, bị thiên tai, bất khả kháng với tổng tiền phạt chậm nộp và chậm nộp kiến nghị xem xét xóa lên tới trên 16.000 tỷ đồng.
8 năm trước, giá hạt điều tại Bình Phước rớt thê thảm đã khiến nhiều DN phá sản, nhà xưởng bị ngân hàng tịch biên và nợ thuế. Hậu quả là trong số trên 1.200 tỷ đồng nợ thuế ở Bình Phước, có tới trên 80% nằm trong diện khó có khả năng thu. Cùng với đó là tiền phạt chậm nộp và tiền chậm nộp hiện đã tăng lên gần bằng nợ thuế gốc.
Còn tại TP.HCM hiện có trên 12.000 tỷ đồng tiền nợ thuế không có khả năng thu nhưng gần 50% trong đó là tiền phạt chậm nộp và tiền chậm nộp. Tuy biên chế thiếu nhưng cơ quan thuế vẫn phải bố trí không ít nhân lực để theo dõi và thực hiện các biện pháp đôn đốc xử lý các khoản nợ này với đầy đủ 7 bước cưỡng chế.
Cả nước hiện có gần 43.000 tỷ đồng tiền nợ thuế không có khả năng thu, chiếm gần một nửa trong tổng nợ thuế.
Nhiều người nợ thuế tuy đã chết, mất tích hoặc mất hành vi dân sự khiến cơ quan thuế không thể thu được nợ nhưng cũng không thể xóa nợ do chưa đủ 10 năm theo luật định.
Ngoài ra, do Luật Quản lý thuế hiện hành không có quy định khoanh nợ nên tổng số tiền bị phạt chậm nộp và tiền chậm nộp hiện cũng lên tới trên 20% tổng nợ thuế.
Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách Nhà nước phát sinh trước 1/7/2020 để đảm bảo tính khách quan, thống nhất và bình đẳng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!