Ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với thách thức từ giá cước cao kỷ lục

Thanh Hiệp - Việt Linh-Thứ ba, ngày 24/08/2021 07:00 GMT+7

VTV.vn - Theo dự báo mới nhất của WTO, khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tăng 8% trong năm 2021 và 4% trong năm 2022.

Tuy nhiên, những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 và các vụ tắc nghẽn tại nhiều cảng biển lớn, được cho là sẽ gây thêm nhiều sức ép lên hệ thống vận tải biển toàn cầu, vốn đã rơi vào tình trạng khó khăn và giá cước vận tải tăng chóng mặt trong vòng 1 năm qua.

Ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với thách thức từ giá cước cao kỷ lục - Ảnh 1.

Theo trang Freightos, trong 1 năm qua, giá cước vận tải từ châu Á sang các cảng Bờ Đông nước Mỹ đã tăng hơn 5 lần, với mức cao kỷ lục hôm 6/8 là 20.600 USD để vận chuyển 1 container 40 feet. 

Ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với thách thức từ giá cước cao kỷ lục - Ảnh 2.

Đối với tuyến đường từ châu Á sang các cảng Bờ Tây nước Mỹ, mức giá cũng đã bị đội lên 5 lần, lên 18.500 USD để vận chuyển 1 container. Còn tại một tuyến vận tải quan trọng khác là từ Á sang Âu, mức giá vận chuyển 1 container cũng đã lên mức hơn 12.300 USD, tăng gấp 7 lần.

Ông Guy Platten, Tổng Thư ký Tổ chức vận tải biển Phòng Vận chuyển Quốc tế (IPS) cho biết: "Đây là hệ quả của rất nhiều yếu tố cộng lại. Nhu cầu hàng hóa tăng cao trong bối cảnh mọi người phải giãn cách xã hội ở nhà. Đặc biệt càng đến gần mùa cao điểm mua sắm cuối năm, hoạt động xuất nhập khẩu toàn cầu càng lớn hơn bao giờ hết. Nếu như mấy tháng trước chúng ta nhắc về tình trạng khan hiếm containter rỗng, thì cho đến thời điểm hiện tại, vấn đề này vẫn còn tồn tại. Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng ở các cảng cũng gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng: từ việc thiếu nhân công bốc dỡ, thiếu tài xế vận chuyển container từ cảng vào kho bãi, cho đến các hạn chế áp đặt nhằm phòng tránh lây nhiễm COVID-19".

Ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với thách thức từ giá cước cao kỷ lục - Ảnh 3.

Cước phí container tăng sẽ khiến giá hàng hóa tăng cao. (Ảnh minh họa: splash247)

Theo các chuyên gia, để hỗ trợ chuỗi cung ứng được thông suốt trong giai đoạn khó khăn hiện nay, các chính phủ cần tạo ra những "luồng xanh" để giúp công ty vận tải có thể giải phóng container nhanh nhất ra khỏi cảng, chuyển đến tay các doanh nghiệp.

Ông Guy Platten cho biết thêm: "Luồng xanh ở đây có thể hiểu là tạo ra điều kiện thuận lợi nhất để nguồn nhân lực của các công ty vận tải có thể vào cảng giải phóng nhanh nhất số lượng container đang lưu tại bãi. Một giải pháp giúp quay vòng container rỗng nhanh nhất. Như vậy họ cần được ưu tiên tiêm phòng vaccine COVID-19. Thứ 2, không nên đóng cửa một phần hay toàn bộ cảng biển, như Trung Quốc đã làm trong tuần vừa qua bởi một khi trung tâm lưu chuyển hàng hóa bị tắc nghẽn, phải mất rất nhiều nhiều ngày sau để xử lý số lượng container tồn".

Theo chuyên gia Guy Platten, tình trạng tắc nghẽn hiện nay tại các cảng biển, có thể sẽ chỉ được giải quyết vào giữa năm 2022. Nếu tình hình không sớm lắng dịu, gánh nặng chi phí sẽ đổ dồn lên các nhà xuất nhập khẩu và thậm chí bị chuyển sang cho người tiêu dùng, tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước