Phòng vệ thương mại: Lo cả "sân khách lẫn "sân nhà"

Hoa Trà (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ năm, ngày 24/01/2019 11:14 GMT+7

VTV.vn - Sáng 24/1, tờ Thời báo Kinh doanh đã dùng hình ảnh "sân nhà", "sân khách" để nói về câu chuyện phòng vệ thương mại với các doanh nghiệp.

Trên "sân khách", các DN xuất khẩu ngày càng dính nhiều đòn phòng vệ thương mại. 141 vụ việc từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến sẽ áp dụng biện pháp tự vệ chính thức dưới hình thức hạn ngạch thuế quan đối với 26/28 nhóm sản phẩm thép nhập khẩu vào EU từ đầu tháng 2/2019 tới tháng 7/2021. Trong đó, thép của Việt Nam bị áp dụng 3 nhóm.

Lĩnh vực cao su cũng rơi vào tầm ngắm điều tra chống lẩn tránh thuế. Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cảnh báo, sau khi EC áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, khối lượng xuất khẩu lốp cao su cho xe khách và xe tải từ Trung Quốc sang EU đã giảm mạnh, trái lại, xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam sang thị trường này lại tăng đột biến.

Theo đánh giá, các thách thức về phòng vệ thương mại đối với hàng Việt xuất khẩu trong thời gian tới ngày càng lớn từ các hiệp định thương mại tự do khi hàng rào thuế quan được bãi bỏ theo cam kết của CPTPP sẽ xuất hiện nguy cơ các nước thành viên Hiệp định áp dụng các biện pháp tự vệ để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước.

Áp lực trên "sân khách", vậy hàng hóa Việt phải "phòng thủ" như thế nào trên sân nhà? Cục Phòng vệ thương mại cũng bắt đầu điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim ở dạng thanh, que và hình có xuất xứ từ Trung Quốc. Thời kỳ điều tra xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước là từ đầu năm 2015 đến hết 2018. Những giải pháp này được coi như một "van an toàn" để bảo vệ thị trường nội địa.

Theo tờ Diễn đàn Doanh nghiệp, Việt Nam đã áp dụng khoảng 6 biện pháp phòng vệ thương mại và những ngành sản xuất trong nước đang được áp dụng biện pháp phòng vệ chiếm khoảng 6,13% GDP của cả nước.

Phòng vệ thương mại: Lo cả sân khách lẫn sân nhà - Ảnh 1.

Báo Tin tức nhấn mạnh, cần chủ động phòng vệ thương mại để bảo vệ chính mình, tuy nhiên, bài báo lưu ý, các vụ kiện phòng vệ thương mại mới chỉ có sự góp mặt của các doanh nghiệp lớn mà thiếu vắng sự tham gia của những DN nhỏ và DN sản xuất tại các lĩnh vực dễ tổn thương.

Theo quy định của WTO, các tổ chức, cá nhân đứng đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phải đáp ứng yêu cầu "đại diện" cho ngành sản xuất trong nước, chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng của ngành. Đây cũng là yếu tố mà các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn hơn các doanh nghiệp lớn.

Vì vậy, Bộ Công Thương cần phải tăng cường phối hợp với các Hiệp hội để nâng cao vai trò đại diện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ; đồng thời là đầu mối cung cấp thông tin về phòng vệ thương mại, tập hợp nguồn lực để các doanh nghiệp tham gia hiệu quả hơn vào việc khởi kiện cũng như xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cá da trơn Việt Nam trước hàng rào chống bán phá giá tại Mỹ Cá da trơn Việt Nam trước hàng rào chống bán phá giá tại Mỹ Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam thấp hơn 5 lần so với dự kiến Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam thấp hơn 5 lần so với dự kiến 22#phantram số vụ chống bán phá giá, chống trợ cấp là từ Mỹ 22#phantram số vụ chống bán phá giá, chống trợ cấp là từ Mỹ

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước