Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, AEC sẽ là một khu vực kinh tế năng động, có năng lực cạnh tranh ngày càng cao và hội nhập thành công vào đời sống kinh tế toàn cầu. AEC cũng là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc tế, với vai trò là đối tác quan trọng của các cường quốc và khu vực khác như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản…
Đặc biệt, AEC được đánh giá là giàu tiềm năng với thị trường hơn 500 triệu người tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu thế giới, cơ cấu dân số trẻ và vị trí địa lý trung tâm của các tuyến vận tải, giao thương toàn cầu.
Đến nay, Việt Nam đã có bước chuẩn bị cơ bản, sẵn sàng cho hội nhập AEC, nhất là về quản trị và cải cách thể chế, thủ tục hành chính theo hướng thông thoáng, phù hợp thông lệ quốc tế cũng như những nội dung đã cam kết.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số khó khăn, bất cập, nhất là về chất lượng nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ hoặc phải đối phó với việc tránh bẫy thu nhập trung bình.
Những vấn đề này đặt ra trong bối cảnh sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa được cải thiện nhiều, còn ẩn chứa một số rủi ro và ảnh hưởng bất lợi từ thị trường thế thế giới. Việt Nam cần có những biện pháp phù hợp để phát huy tiềm năng, nội lực; xây dựng các chính sách vĩ mô hữu hiệu, an toàn nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập thông qua hợp tác, hấp dẫn đầu tư két hợp phòng tránh các tác động tiêu cực.
Đặc biệt, Chính phủ cần có sự chuẩn bị và sẵn sàng trong chủ động hội nhập và cạnh tranh trong khuôn khổ AEC ở cả 3 cấp độ gồm: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, hoàn thiện khung khổ pháp lý, hỗ trợ DN trong đổi mới công nghệ và tìm kiếm thị trường.
Một số ý kiến cũng lưu ý, AEC là một khu vực có sự khác biệt về trình độ phát triển nên mỗi quốc gia cần có tinh thần chủ động và phương án hợp lý khi tham gia.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online.