Việt Nam trước cơ hội thu hút đầu tư thương mại toàn cầu

Khánh Huyền, Tài Phan (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ tư, ngày 05/12/2018 06:00 GMT+7

VTV.vn -2 năm qua, Việt Nam đã vượt Trung Quốc trở thành nền kinh tế APEC thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất với cơ hội đón sóng đầu tư từ 2 thị trường lớn là Mỹ, Trung Quốc.

Môi trường kinh doanh xếp 69/190 quốc gia, chỉ số đổi mới sáng tạo xếp 45/126 quốc gia với tổng kim ngạch thương mại tương đương 200% quy mô nền kinh tế - những con số không ngừng cải thiện cho thấy sự nhất quán trong đường lối tự do hóa và hội nhập kinh tế của Việt Nam.

"Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu" là chủ đề của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam cuối kỳ 2018 VBF diễn ra ngày 4/12 bởi những căng thẳng thương mại toàn cầu hay cách mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phá vỡ mọi luật chơi truyền thống.

Những cơ hội, thách thức đều đang tác động tới sự chuyển dịch của các dòng vốn toàn cầu. Thế nên, câu hỏi đầu tiên đặt ra: Việt Nam hiện đang đứng ở đâu trước những ngã rẽ này?

Có ý kiến lo ngại rủi ro các nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy trước bối cảnh chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, đại diện nhóm công tác thị trường vốn chỉ ra, 6 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài rút 5,6 tỷ USD khỏi thị trường Thái Lan, 3,7 tỷ USD khỏi Indonesia, 1,6 tỷ USD khỏi Philippines nhưng lại đổ 1,5 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam.

Đề cập tới sự dịch chuyển của thương mại toàn cầu, Thủ tướng cho rằng, mỗi quốc gia hoàn toàn có thể tận dụng những dòng "hải lưu thương mại" để đẩy con thuyền của mình đi nhanh hơn đến đích. Điều này đã được chứng minh bằng thực tiễn 3 thập niên đổi mới của Việt Nam với 16 hiệp định FTA đã và đang ký kết.

Tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay ước đạt khoảng 7%, lần đầu tiên có mức tăng trưởng vượt Trung Quốc và cao nhất kể từ khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.

Cơ hội đối với Việt Nam rất lớn, tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh, thuế có thể tạm thời làm biến dạng các dòng chảy thương mại nhưng dòng chảy chính vẫn được quyết định bởi chênh lệch năng suất. Do đó, các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình. Chìa khóa thành công chính là công cuộc cải cách thể chế trong nước.

Hội nhập và cải cách thể chế luôn là cặp đôi song sinh tạo ra những động lực chính cho sự phát triển của Việt Nam. Tại diễn đàn ngày 4/12, hàng loạt kiến nghị thẳng thắn từ cộng đồng doanh nghiệp đã được các thành viên Chính phủ ghi nhận, phản biện và tiếp thu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước