Từ năm 1977, Liên đoàn SEAP đổi tên thành Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (South East Asian Games Federation, SEAGF), và sự kiện thể thao này cũng đổi tên theo thành Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games).
9. SEA Games lần thứ chín (1977)
SEAP Games đổi tên thành SEA Games, kết nạp thêm Brunei, Indonesia và Philippines. Đại hội lần thứ 9 được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia từ 19 đến 26 tháng 12 năm 1977 với 18 môn thi. Indonesia trở thành đối thủ khó chịu nhất của Thái Lan khi giành vị trí nhất toàn đoàn trong lần đầu tiên tham dự.
Ở môn bóng đá, Malaysia lần đầu tiên vô địch SEA Games với chiến thắng 2-0 trong trận chung kết gặp Thái Lan. HCĐ thuộc về Myanmar khi Indonesia bỏ cuộc.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
Indonesia: 62HCV-41HCB-34HCB
Thái Lan: 37-35-33
Philippines: 55-55-77
Myanmar: 25-42-43
Malaysia: 21-17-21
Singapore: 14-21-28
Brunei: 0-0-3
10. SEA Games lần thứ mười (1979)
Lần đầu tiên Indonesia đăng cai một kỳ đại hội. SEA Games lần 10 được tổ chức từ 21 đến 30 tháng 9 năm 1979 tại Jakarta, Indonesia với 16 môn thi đấu.
Tem bưu chính kỷ niệm 10 năm SEA Games
Ở môn bóng đá, Indonesia lần đầu vào chung kết nhưng để thua Malaysia 0-1.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
Indonesia 92HCV-78HCB-52HCĐ
Thái Lan 50-46-29
Myanmar 26-26-24
Philippines 24-31-38
Malaysia 19-23-39
Singapore 16-20-36
Brunei 0-1-0
11. SEA Games lần thứ mười một (1981)
Được tổ chức từ ngày 6 đến 15 tháng 12 năm 1981 tại Manila, Philippines với 18 môn thi.
Em bưu chính nhân dịp SEA Games lần thứ 11
Ở môn bóng đá, Myanmar sa sút và đó là cơ hội để Thái Lan giành HCV khi thắng Malaysia 2-1 trong trận chung kết, Indonesia giành HCĐ bằng chiến thắng 2-0 trước Singapore.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
Indonesia: 85HCV-73HCB-56HCĐ
Thái Lan: 62-45-41
Philippines: 55-55-77
Malaysia: 16-27-31
Myanmar: 15-19-27
Singapore: 12-26-33
Brunei: 0-0-0
12. SEA Games lần thứ mười hai (1983)
Môn điền kinh tại SEA Games lần thứ 12
Được tổ chức từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 6 tháng 6 năm 1983 tại Singapore với 18 môn thi. Campuchia quay lại đại hội sau 4 kỳ vắng mặt.
Trận chung kết bóng đá nam SEA Games 1983 giữa ĐT Thái Lan và ĐT Singapore
Ở môn bóng đá, Thái Lan tiếp tục vô địch và đội thua cuộc lần này là Singapore (1-2), HCĐ thuộc về Malaysia khi thắng Brunei 5-0.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
Indonesia: 64HCV-67HCB-54HCĐ
Philippines: 49-48-53
Thái Lan: 49-40-38
Singapore: 38-38-58
Myanmar: 18-15-17
Malaysia: 16-25-40
Brunei: 0-1-5
Cambodia: 0-0-0
13. SEA Games lần thứ mười ba (1985)
Được tổ chức từ ngày 8 đến 17 tháng 12 năm 1985 tại Bangkok, Thái Lan với 18 môn thi. Được về sân nhà, Thái Lan giành lại ngôi toàn đoàn từ tay Indonesia.
SEA Games 1985 lại Bangkok
Ở môn bóng đá, Thái Lan thắng Singapore 2-0 trong trận chung kết còn Malaysia thắng Indonesia 1-0 trong trận tranh Huy chương đồng.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
Thái Lan: 92HCV-66HCB-59HCĐ
Indonesia: 62-73-76
Philippines: 43-54-32
Malaysia: 26-28-32
Singapore: 16-11-23
Myanmar: 13-19-34
Brunei: 0-0-3
Cambodia: 0-0-0
14. SEA Games lần thứ mười bốn (1987)
Được tổ chức tại Jakarta, Indonesia từ ngày 9 đến 20 tháng 9 năm 1987. Số môn thi đấu tăng kỷ lục lên 26 môn thi. Indonesia nhất tuyệt đối với số huy chương vàng gần gấp 3 lần Thái Lan.
Ở môn bóng đá, đội chủ nhà lần đầu tiên vô địch khi vượt qua Malaysia 1-0 trong hiệp phụ. Myanmar dù chỉ cử đội U19 tham dự nhưng cũng lọt vào bán kết, Thái Lan giành HCĐ khi thắng Myanmar 4-0.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
Indonesia: 183HCV-136HCB-84HCĐ
Thái Lan: 63-57-67
Philippines: 59-78-69
Malaysia: 35-41-67
Singapore: 19-38-64
Myanmar: 13-15-21
Brunei: 1-5-17
Cambodia: 0-1-9
15. SEA Games lần thứ mười lăm (1989)
Được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 20 đến 31 tháng 8 năm 1989. Lào và Việt Nam trở lại sau 6 kỳ vắng mặt.
Lễ khai mạc SEA Games 1989
Ở môn bóng đá, đội chủ nhà Malaysia vượt qua Singapore 3-1 trong trận chung kết. Indonesia sau khi hòa Thái Lan 1-1 đã thắng 9-8 trong loạt luân lưu ở trận tranh HCĐ. Việt Nam trở lại với SEA Games nhưng không tham dự môn bóng đá.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
Indonesia: 102HCV-78HCB-71HCĐ
Malaysia: 67-58-75
Thái Lan: 62-63-66
Singapore: 32-38-47
Philippines: 26-37-64
Myanmar: 10-14-20
Việt Nam: 3-11-5
Brunei: 1-2-4
Lào: 0-1-0
16. SEA Games lần thứ mười sáu (1991)
Được tổ chức tại Manila, Philippines từ 24 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12 năm 1991 với 24 môn thi đấu. Indonesia chỉ hơn nước chủ nhà đúng 1 HCV để giành ngôi nhất toàn đoàn.
Ở môn bóng đá, Indonesia thắng Thái Lan 4-3 ở loạt luân lưu sau khi hòa 0-0 ở hiệp chính trong trận chung kết. Singapore giành HCĐ bằng chiến thắng 2-0 trước Philippines.
Nguyễn Văn Dũng (thứ hai từ phải sang) cầu thủ đã ghi bàn vào lưới ĐT Philippines và các đồng đội cùng thời - Ảnh: Phan Sang
Là giải đấu đầu tiên bóng đá Việt Nam góp mặt tham dự đấu trường khu vực và giai đoạn chuẩn bị khi ấy đã có được dàn cầu thủ hùng hậu nhất. Tuy nhiên, do sự cố vào giờ chót mà Ban huấn luyện đã phải huy động đến 11 cầu thủ để thay cho nhiều trụ cột bất ngờ rời đội vào giờ chót. Lần ấy, HLV Nguyễn Sỹ Hiển đã tiếc nuối: "Nếu không có sự cố ấy, chúng ta chắc chắn có huy chương". Lần ấy, đội tuyển Việt Nam đã xếp hạng 4/4 ở vòng loại bảng B với các kết quả: Hòa Philippines 2-2, thua Indonesia 0-1 và thua Malaysia 1-2. Cả 3 bàn thắng của đội tuyển Việt Nam đều do công tiền đạo Nguyễn Văn Dũng ghi.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
Indonesia: 92HCV-86HCB-67HCĐ
Philippines: 91-62-86
Thái Lan: 72-80-69
Malaysia: 36-38-66
Singapore: 18-32-45
Myanmar: 12-16-29
Việt Nam: 7-12-10
Brunei: 0-0-8
Lào: 0-0-0
17. SEA Games lần thứ mười bảy (1993)
Được tổ chức tại Singapore từ ngày 12 đến 20 tháng 6 năm 1993. Đại hội lần này có tổng cộng 29 môn thi đấu. Brunei không tham gia kỳ đại hội này.
SEA Games 1993 được tổ chức tại Singapore
Ở môn bóng đá, Việt Nam chỉ có trận thắng duy nhất trước Philippines với tỉ số 1-0 do công của Nguyễn Văn Long, thua Indonesia 0-1, thua Singapore 0-2 và không vượt qua được vòng bảng. Kể từ kỳ đại hội lần này, Thái Lan bá chủ khu vực Đông Nam Á ở môn bóng đá. Họ thắng Myanmar 4-3 ở trận chung kết. Singapore thắng Indonesia 3-1 ở trận tranh HCĐ.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
Indonesia: 88HCV-81HCB-84HCĐ
Thái Lan: 63-70-63
Philippines: 57-59-72
Singapore: 50-40-74
Malaysia: 43-45-65
Việt Nam: 9-6-19
Myanmar: 8-13-1
Lào: 0-1-0
18. SEA Games lần thứ mười tám (1995)
Được tổ chức tại Chiang Mai, Thái Lan từ ngày 9 đến 17 tháng 12 năm 1995 với 28 môn thi. Lần đầu tiên Đại hội thể thao Đông Nam Á có đủ 10 quốc gia tham dự.
Đội hình tuyển Việt Nam dự SEA Games 18
Ở môn bóng đá, đội tuyển Việt Nam Đưa đến Thái Lan với đội hình hùng hậu nhất và sau khi gây tiếng vang ở giai đoạn chuẩn bị do HLV người Brazil, Tavares dẫn dắt, HLV Weigang đã tiếp bước khi giúp đội tuyển Việt Nam làm nên kỳ tích là đi thẳng đến trận chung kết. Ở vòng loại bảng A, Việt Nam đã thắng Malaysia 2-0, Campuchia 4-0, Indonesia 1-0 và thua Thái Lan 1-3. Ở trận bán kết gặp Myanmar, khi tỉ số của hiệp phụ đang là 1-1, bàn thắng vàng của Trần Minh Chiến đã đưa đội tuyển Việt Nam gặp lại Thái Lan trong trận tranh Huy chương vàng. Thế nhưng, tập thể với nhiều hảo thủ Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Quốc Cường, Công Minh, Minh Chiến, Hoàng Bửu… đã không thể đòi lại món nợ ở vòng loại bảng khi thua Thái Lan 0-4 trong trận chung kết. Singapore giành HCĐ khi thắng Myanmar 1-0.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
Thái Lan: 157HCV-98HCB-91HCĐ
Indonesia: 77-67-77
Philippines: 33-48-62
Malaysia: 31-49-69
Singapore: 26-27-42
Việt Nam: 10-18-24
Myanmar: 4-21-37
Brunei: 0-2-6
Lào: 0-1-6
Cambodia: 0-0-2
19. SEA Games lần thứ mười chín (1997)
Được tổ chức tại Jakarta, Indonesia từ 11 đến 19 tháng 10 năm 1997. Số môn thi một lần nữa lại tăng kỷ lục lên 34 môn.
ĐT Việt Nam giành HCĐ môn bóng đá nam tại SEA Games 1997
Bóng đá Việt Nam dần khẳng định được vị thế ở tốp đầu trong khu vực khi chỉ xếp sau đội chủ nhà ở vòng loại bảng A. Dù khởi đầu không được tốt khi thua Malaysia 0-1, nhưng sau trận hòa 2-2 với đội chủ nhà Indonesia với cả 2 bàn thắng do công Văn Sỹ Hùng, Việt Nam đã thắng Lào 2-1 và Philippines 3-0 để giành vị trí nhì bảng. Nhưng đến trận bán kết, Việt Nam lại thua Thái Lan 1-2 và đội bóng của HLV A.Riedl rời SEA Games 1997 với bộ huy chương đồng khi thắng Singapore 1-0 với bàn thắng của Nguyễn Phúc Nguyên Chương.
Thái Lan lần thứ 3 liên tiếp vô địch SEA Games với chiến thắng 4-2 trong loạt luân lưu sau khi hòa 1-1 trong hiệp chính trước Indonesia.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
Indonesia: 194HCV-101HCB-115HCĐ
Thái Lan: 83-97-78
Malaysia: 55-68-75
Philippines: 43-56-108
Việt Nam: 35-48-50
Singapore: 30-26-50
Myanmar: 8-34-44
Brunei: 0-2-8
Lào: 0-1-7
Cambodia: 0-0-6
20. SEA Games lần thứ hai mươi (1999)
Lần đầu tiên Brunei trở thành chủ nhà của một SEA Games. Giải được tổ chức từ ngày 7 đến 15 tháng 8 năm 1999 với 21 môn thi. Đại hội đã được vua Brunei Haji Hassanal Bolkiah chính thức khai mạc tại Khu liên hợp thể thao quốc gia được đặt theo tên ngài.
Awang Budiman là vật biểu trưng chính thức của SEA Games 1999.
Các môn võ đã mang về 14 HCV trong tổng số 17 HCV của đoàn TTVN tại SEA Games 1999
Ở môn bóng đá, Việt Nam sớm gặp lại Thái Lan ở vòng loại bảng A và đây cũng là kỳ SEA Games đầu tiên Việt Nam chia điểm với Thái Lan trong trận hòa 0-0 ở lượt áp chót. Cùng với các kết quả thắng Lào 9-0, Myanmar 2-0 và Philippines 2-0, đội tuyển Việt Nam vào bán kết với vị trí nhì bảng. Trong trận bán kết vào ngày 12-8, bàn thắng duy nhất của Nguyễn Hồng Sơn ở phút 70 đã giúp Việt Nam đánh bại Indonesia. Gặp lại Thái Lan ở trận chung kết, Việt Nam đã không có cơ hội để đòi nợ khi thua 0-2 để chỉ giành được HCB. Indonesia giành HCĐ.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
Thái Lan: 65HCV-48HCB-56HCĐ
Malaysia: 57-45-42
Indonesia: 44-43-58
Singapore: 23-28-45
Philippines: 19-27-40
Việt Nam: 17-20-27
Brunei: 4-12-31
Myanmar: 3-10-10
Lào: 1-0-3
Cambodia: 0-0-0
21. SEA Games lần thứ hai mốt (2001)
Được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 8 tháng 9 đến ngày 17 tháng 9 năm 2001. Đại hội đã được khai mạc bởi Yang di-Pertuan Agong Sultan Salahuddin Abdul Aziz Shah ibni Almarhum Sultan Hisamuddin Alam Shah Al-Haj (vua Malaysia Sultan Salahuddin) tại Sân vận động quốc gia Bukit Jalil. Ngài đã được Thủ tướng Mahathir bin Mohamad giới thiệu. Đại hội lần này có 32 môn thi đấu.
Si Tumas, một loại sóc, đã được chọn làm con vật biểu trưng của SEA Games 2001.
Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam lần đầu giành HCV SEA Games
Ở môn bóng đá, sau 3 kỳ SEA Games đạt thành tích ấn tượng với 2 chuy chương bạc và 1 huy chương đồng, môn bóng đá Việt Nam bắt đầu sa sút dưới triều đại của HLV người Brazil, Silva Dido. Xếp thứ 3 vòng loại bảng A sau khi thua Indonesia 0-1, Malaysia 0-2 và chỉ thắng Brunei 5-1, Á quân của SEA Games 1999 đã trễ hẹn ở vòng bán kết.
SEA Games này cũng là kỳ đầu tiên chỉ dành cho đội U-23 ở môn bóng đá Nam. Đội vô địch tiếp tục là Thái Lan khi thắng Malaysia 1-0 trong trận chung kết, HCĐ thuộc về Myanmar.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
Malaysia 111HCV-75HCB-85HCĐ
Thái Lan 103-86-89
Indonesia 72-74-80
Việt Nam 33-35-64
Philippines 30-66-67
Singapore 22-31-42
Myanmar 19-14-53
Lào 1-3-7
Campuchia 1-1-5
Brunei 0-5-6