Sự kiện & Bình luận:

Ngành đường sắt Việt Nam: Nhìn lại một năm với nhiều đổi mới

Sự kiện & Bình luận-Thứ bảy, ngày 14/02/2015 10:00 GMT+7

Chương trình Sự kiện & Bình luận phát sóng ngày 14/2

VTV.vn - Từ công nghệ, cơ sở hạ tầng cho đến cung cách phục vụ, ngành đường sắt Việt Nam trong năm 2014 đã có nhiều dự thay đổi trông thấy.

Có lịch sử ra đời hơn 100 năm, nhưng ngành đường sắt lại là ngành vận tải có công nghệ, cơ sở hạ tầng và cung cách phục vụ lạc hậu nhất của Việt Nam. Lợi thế lớn nhất của ngành đường sắt là lực lượng lao động lên tới gần 4 vạn người. Theo đó, trong năm 2014, ngành đường sắt Việt Nam được đánh giá là đang đứng trước yêu cầu phải đổi mới.

“Năm 2014, ngành đường sắt Việt Nam xác định mục tiêu không đổi mới thì không thể tồn tại, việc đổi mới là công việc bắt buộc của đường sắt Việt Nam, thực hiện đúng chủ chương của Nhà nước. Trong quá trình thực hiện, không phải riêng cá nhân mà tất cả những vị trí lãnh đạo không thực hiện được chương trình nhiệm vụ được đặt ra sẽ phải lùi ra vị trí khác, để những người có đủ điều kiện hơn thực hiện nhiệm vụ. Tất cả đều hướng tới mục tiêu duy nhất là làm việc vì sự đổi mới của đường sắt”, ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khẳng định trong chương trình Sự kiện & Bình luận tuần này.

Theo ông Trần Ngọc Thành, song song với quyết tâm đổi mới ngành đường sắt Việt Nam và hướng tới mục tiêu để người dân được sử dụng trực tiếp các dịch vụ đường sắt mà không phải thông qua hệ thống đại lý, trong năm 2015, ngành đường sắt sẽ tiếp tục hoàn thành ba giai đoạn nhằm đưa hệ thống công nghệ phục vụ sẽ trở nên thân thiện với người dân hơn.

Ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Đường sắt Việt Nam
Ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Đường sắt Việt Nam

Bên cạnh những nguyên nhân về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, lý do cơ bản nhất khiến ngành đường sắt Việt Nam bị đánh giá là tụt hậu so với các loại hình vận tải khác ở trong nước cũng như với ngành đường sắt tại nhiều nước trên thế giới nằm ở yếu tố độc quyền. Theo đó, ông Trần Ngọc Thành cho biết nhiệm vụ tái cơ cấu toàn diện ngành đường sắt sẽ là nhiệm vụ quan trọng của ngành này trong năm 2015.

"Khâu khó nhất trong đổi mới lĩnh vực đường sắt hiện nay là nhiệm vụ chính đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Một là hiện đại hóa tuyến đường sắt. Hai là xây dựng tuyến đường sắt mới tốc độ cao" - ông Trần Ngọc Thành nói - "Trước mắt, bên cạnh việc sắp xếp có thứ tự ưu tiên thì những nhu cầu đổi mới đoàn tàu, nhà ga, hệ thống cầu đường và thông tin tín đều phải được làm đồng bộ. Trong năm 2015, nhiệm vụ quan trọng của ngành đường sắt là thực hiện tái cơ cấu toàn diện, cổ phần hóa 2 công ty vận tải, 20 doanh nghiệp công ích quản lý kết cấu hạ tầng và tách 2 nhà máy xe lửa để tiến hành cổ phần hóa. Mục tiêu cổ phần hóa là tạo thành cơ chế năng động, linh hoạt và huy động các nguồn kinh tế để đổi mới ngành đường sắt".

"Chúng tôi xác định cổ phần hóa có 2 mục tiêu chính gồm quản trị doanh nghiệp minh bạch hơn và tạo ra môi trường bình đẳng cho các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực giao thông vận tải" - ông Trần Ngọc Thành chia sẻ thêm.

Để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này, mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình Sự kiện & Bình luận tuần này qua video dưới đây:

 

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước