
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), nếu trong nhà có vật nuôi, các bậc cha mẹ cần chú ý một số điều dưới đây để bảo vệ sức khỏe của trẻ:
- Hãy chọn những giống vật nuôi hiền lành chó, mèo, cá…. Chẳng hạn, một số loài chó thân thiện với trẻ, như: Beagle, Pug, Golden Retriever, Labrador, Papillon…
- Tiêm ngừa dại đầy đủ cho vật nuôi nhất là chó, mèo…
- Hãy giữ vật nuôi sạch sẽ và khám thú y thường xuyên để ngăn ngừa bé nhiễm các bệnh giun sán do ký sinh trùng hay các bệnh khác như hen suyễn, dị ứng…
- Nếu nuôi chó, hãy triệt sản cho chúng và cho chó tham gia các lớp học. Chó được học để làm theo một số lệnh đơn giản sẽ dễ dàng hơn để trẻ kiểm soát.
- Hãy cho vật nuôi một nơi ẩn náu an toàn như một cái thùng hoặc một ngôi nhà nhỏ, đảm bảo cách xa phòng của trẻ.
- Hãy cho vật nuôi ăn thực phẩm đóng gói hoặc thức ăn chín. - Tuyệt đối không cho chó, mèo ăn thịt sống.
- Luôn để mắt tới trẻ khi trẻ chơi đùa với vật nuôi, đặc biệt là với những bé đang ở tuổi tập bò, tập đi… Chú ý, không bao giờ để trẻ chơi trò kéo co hoặc vật lộn với vật nuôi vì nếu quá khích, chó mèo có thể cào, cắn trẻ.
- Rửa tay thật sạch sau khi chơi với vật nuôi
- Hãy cho trẻ đi khám nếu trẻ bị con vật cắn rách da hoặc vết cào bị sưng kéo dài hơn 2 tuần.
- Hãy rọ mõm, hoặc xích các vật nuôi khi dẫn chúng ra ngoài hoặc đến nơi có người lạ, nhất là trẻ nhỏ
Dạy trẻ cách chơi đùa với vật nuôi và xử lý khi bị tấn công
- Không cho trẻ ở độ tuổi biết bò hay vừa biết đi tiếp xúc với vật nuôi vì ở độ tuổi còn nhỏ trẻ chưa đủ khả năng tự vệ dễ có khả năng bị tấn công
- Hãy bình tĩnh đứng yên và thả lỏng tay khi một con vật đi tới và khụt khịt, ngửi chân trẻ. Giải thích cho trẻ rằng nếu trẻ chạy, con vật có thể nghĩ rằng trẻ đang giỡn và đuổi theo. Hãy tìm cách tránh vật nuôi đang gầm gừ, nhe răng hoặc bộ lông dựng đứng.
- Không làm phiền khi con vật nó đang ngủ hoặc ăn.
- Hướng dẫn trẻ không bao giờ nhìn chằm chằm vào đôi mắt của vật nuôi, vì chúng có thể hiểu rằng trẻ đang đối đầu với nó.
- Hãy cuộn tròn như một quả bóng dùng tay che đầu và mặt trẻ nếu một con vật lạ lao vào tấn công.
- Với những bé lớn tuổi hơn, cha mẹ cần phải dặn dò con không được thò tay vào mồm chó, không được đùa nghịch thái quá (nhảy lên người, cấu véo hay trêu chọc khi chúng đang ăn, đang ngủ) khiến chúng nổi giận sẽ quay lại cắn bé. - Từ 3,4 tuổi trở lên bé hoàn toàn ý thức được những lời răn dặn của cha mẹ, bạn hãy nói cho bé hiểu rằng nếu bị chó cắn sẽ nguy hiểm thế nào để bé biết tự bảo vệ bản thân mình.
Xử trí khi bị vật nuôi cắn
Kiểm tra vết cắn trên người trẻ để xác định mức độ nặng nhẹ.
Xử lý tại nhà
- Rửa vết thương của bé bằng nước sạch và xà phòng, nên xả nước mạnh vào vết thương trong khoảng 5 phút. Không lấy chanh hoặc các lá cây thoa lên vết thương vì các thể gây tổn thương hoặc làm tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.
- Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn (cồn 700 hoặc dung dịch iod).
- Băng hờ vết thương bằng vải sạch và mềm.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị
Cấp cứu: Nếu như vết thương của trẻ nghiêm trọng (vết cắn rất sâu, bị chảy máu nhiều), trẻ xuất hiện dấu hiệu mất máu, mệt, ngất xỉu, da xanh tái… thì gia đình cần phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Tiêm phòng dại: Trẻ bị chó cắn đều cần được tiêm phòng dại càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, tùy vào tình trạng vết thương bác sĩ sẽ quyết định xem có nên tiêm ngừa uốn ván và tiêm huyết thanh kháng dại hay không.
Theo dõi vật nuôi
Sau khi bị cắn, bên cạnh việc theo dõi sức khỏe của trẻ, gia đình còn phải theo dõi vật nuôi đó trong vòng 10 ngày xem chúng có phát bệnh dại hay không.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc khẩn trương cấp cứu và điều trị các nạn nhân vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại Vĩnh Phúc.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa điều trị thành công một ca ngộ độc thuốc felodipine nghiêm trọng bằng kỹ thuật ECMO kết hợp lọc máu hấp phụ (HP).
VTV.vn - Liên cầu lợn (Streptococcus suis) là loại vi khuẩn nguy hiểm, tồn tại trong cơ thể lợn - đặc biệt là lợn bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã áp dụng kỹ thuật tạo hình tuyến vú bằng vạt da cơ lưng rộng, vừa điều trị triệt căn ung thư vú, vừa cải thiện ngoại hình cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Bạch Mai vừa bóc tách thành công khối u trung thất hiếm gặp kích thước 30x20 cm, nặng 3,6 kg, giúp bệnh nhân hồi phục ngoạn mục sau ca mổ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận bệnh nhân 44 tuổi, trong tình trạng liệt hoàn toàn hai chân, rối loạn cảm giác từ vùng bẹn trở xuống, đau dữ dội vùng cột sống.
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 35 tuổi, đến viện khám vì hai mắt thường xuyên nhìn lóa, đặc biệt khi ra nắng, kèm theo biểu hiện đỏ mắt tái diễn.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo đến người tiêu dùng liên quan đến 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nghi giả của Công ty TNHH Công nghệ Herbitech.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận và điều trị thành công trường hợp ngộ độc Methanol nặng.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) vừa xử lý thành công, cứu sống người bệnh nam 47 tuổi, bị đinh sắt dài 5cm xuyên qua hộp sọ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận bệnh nhi C.D.A (11 tuổi) trong tình trạng nguy kịch sau tai nạn giao thông, tiên lượng rất xấu.
VTV.vn - Ngày nay, TPCN là giải pháp được lựa chọn để chăm sóc sức khỏe chủ động. Làm thế nào để phát huy hiệu quả tối đa của TPCN, lại tiết kiệm chi phí một cách thông minh?
VTV.vn - Cụ bà 92 tuổi (trú tại xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng nguy kịch do viêm màng não mủ trên nền nhiễm khuẩn.
VTV.vn - Đây là chủ đề Ngày Thế giới phòng chống bệnh sốt rét năm 2025.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa phẫu thuật cấp cứu cho người bệnh (56 tuổi, Phú Thọ) bị thủng tạng rỗng - một tình trạng cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm.