Nhập viện do tái phát xuất huyết tiêu hoá
Tại Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai, liên tục trong vòng mấy tháng nay, số bệnh nhi ở lứa tuổi trung học cơ sở và chuyển cấp lên phổ thông trung học nhập viện vì xuất huyết dạ dày mỗi tuần ngày một tăng.
Bệnh nhi H.M.T. (16 tuổi, trú tại Ninh Bình) nhập Bệnh viện Bạch Mai vào cuối tháng 6/2024 với các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài phân đen, đau bụng. Qua nội soi và làm các xét nghiệm, bệnh nhi bị xuất huyết tiêu hóa do loét hoành tá tràng có nhiễm vi khuẩn H.pylori.
Tìm hiểu tiền sử, các bác sĩ Trung tâm Nhi khoa được biết vào tháng 4/2024, bệnh nhi đã phải vào bệnh viện địa phương điều trị 2 tuần với tình trạng tương tự. Sau 2 tháng, bệnh cũ của bệnh nhi lại tái phát với những biểu hiện nặng nề hơn.
Bệnh nhi K.L. (13 tuổi, trú tại Hà Nội) cũng nhập viện do tái phát bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Trước đó, bệnh nhi đã có tiền sử xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng có nhiễm vi khuẩn H.pylori.
Tương tự, một số trường hợp bệnh nhi độ tuổi thanh thiếu niên cũng nhập viện điều trị tại Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai do viêm loét dạ dày, tá tràng có biến chứng xuất huyết tiêu hóa kèm theo nhiễm vi khuẩn H.pylori tái phát sau khi đã điều trị tại địa phương.
Xuất huyết tiêu hoá ở trẻ em
ThS.BS Nguyễn Hữu Hiếu - Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai, người trực tiếp điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhi nêu trên, cho biết: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tái phát xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày, tá tràng có nhiễm vi khuẩn H.pylori là các em chưa tuân thủ đúng phác đồ điều trị nghiêm ngặt. Thêm nữa là chế độ ăn uống nghỉ ngơi sinh hoạt cũng chưa phù hợp như ăn xong đã hoạt động thể lực, học hành ngay hoặc miệt mài chơi điện tử, ăn và uống những thực phẩm không an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiễm hóa chất và nhiều căn nguyên khác.
Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em thường có nhiều biểu hiện lâm sàng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc phân máu kèm các biểu hiện khác như đau bụng, nuốt đau, ợ hơi, ợ chua, ăn kém, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, sụt cân, da tái nhợt, xanh xao.
Xuất huyết đường tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, viêm thực quản, viêm dạ dày, loét hành tá tràng… với các yếu tố nguy cơ rất đa dạng như sử dụng một số thuốc (corticosteroid, NSAIDS...), các chất ăn mòn, dị vật đường tiêu hóa, tiền sử bản thân và gia đình mắc các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, có người nhiễm H.pylori, rối loạn đông máu, rối loạn huyết học, và một số bệnh tiêu hóa phức tạp khác.
Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
Đại đa số các trường hợp nhập viện tại Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai là các trẻ bị xuất huyết tiêu hóa trên, tập trung ở nhóm trên 10 tuổi, đặc biệt là lứa tuổi từ 14 đến 16 tuổi. Đây cũng là biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em. Các bậc cha mẹ cần lưu ý đến các vấn đề sau đây để hạn chế tối đa nguy cơ:
Chế độ ăn uống không đúng cách: các em sử dụng nhiều chất kích thích (bia, rượu, cà phê), ăn nhiều đồ cay nóng, chiên xào, ăn không đúng bữa, vội vàng, không nhai kỹ.
Sinh hoạt không điều độ: ngủ không đủ giấc, thức quá khuya, ăn xong không nghỉ ngơi, vội vàng hoạt động thể lực, chạy nhảy, thể thao, hoặc chơi điện tử, áp lực học hành căng thẳng...
Lạm dụng quá nhiều thuốc như thuốc giảm đau, chống viêm...
Nhiễm vi khuẩn H.pylori làm tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng.
Các nguyên nhân tâm lý, tinh thần như: stress, căng thẳng, sợ hãi kéo dài, những áp lực tinh thần trong cuộc sống, có thể do học hành, thi cử...
Xuất huyết tiêu hóa là một bệnh lý tiêu hóa thường xảy ra ở trẻ em. Trong nhiều trường hợp có thể lành tính và trong nhiều trường hợp cần đến can thiệp, cấp cứu kịp thời để tránh biến chứng và nguy tử vong. Các bậc cha mẹ nên trang bị kiến thức về cách chăm sóc, quản lý chế độ ăn uống, sinh hoạt, học tập, vui chơi của các em.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh nhi 1 tháng tuổi, sinh thường đủ tháng, sau sinh không có biểu hiện bệnh tim bẩm sinh.
VTV.vn - Sản phụ 30 tuổi, trú tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên được cấp cứu thành công trong quá trình chuyển dạ bị tắc mạch ối.
VTV.vn - Bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng vừa phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ cứu sống bé trai 12 tuổi bị xuất huyết não
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho 6 trường hợp nhiễm xoắn khuẩn vàng da đều sinh sống tại 2 địa phương bị ngập do ảnh hưởng bão số 3.
VTV.vn - Qua điều tra có tổng cộng 30 người đã tiếp xúc với những con hổ chết tại Khu du lịch Vườn Xoài.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa phẫu thuật thành công cho người bệnh nam (65 tuổi) bị đột quỵ tuyến yên.
VTV.vn - Có thể cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ và cứu nguy tình trạng viêm gan ngay từ đầu nhờ chế độ ăn kiêng, chẳng hạn như đậu phụ và sữa đậu nành.
VTV.vn - Tính đến ngày 30/9, sau 1 tháng triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi, tỷ lệ bao phủ đủ 2 mũi vaccine sởi cho trẻ 1- 5 tuổi tại TP Hồ Chí Minh đạt ngưỡng an toàn 95%.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 42 tuổi, trong tình trạng khối u gan gần 20cm xâm lấn cơ hoành.
VTV.vn - Hiện nay, có một số đối tượng đang mạo danh Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk để thực hiện hành vi lừa đảo nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai Đ.N.K., 6 tháng tuổi, ngụ tại Tây Ninh, nhập viện vì uống nhầm thuốc.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm vừa có văn bản yêu cầu tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan đến vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường THCS Bình Minh.
VTV.vn - Chiều ngày 30/9, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), trung tâm vừa kịp thời cứu sống bệnh nhân bị vỡ thai ngoài tử cung.
VTV.vn - Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 32 tuổi, bị dị ứng do ong đốt.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình vừa thực hiện phẫu thuật nội soi cắt thận tận gốc cho bệnh nhân điều trị ung thư thận.