Bệnh lý nguy hiểm
Đây là bệnh lý bẩm sinh, có trẻ biểu hiện rõ nét, có trẻ lại biểu hiện thoáng qua như đau bụng, nôn trớ nên dễ bị nhầm lẫn với nôn chu kỳ, trào ngược dạ dày thực quản..., dẫn tới việc bệnh không được phát hiện kịp thời, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh nhi N.M.T. (sinh năm 2006, trú tại Hải Phòng) nôn trớ từ nhỏ nên còi cọc, gầy yếu hơn bạn bè cùng trang lứa. Bệnh nhi thi thoảng xuất hiện cơn đau bụng nhưng chỉ thoảng qua. Thấy con gái có biểu hiện lạ, gia đình đã đưa con đi khám chữa nhiều nơi, khi thì được chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản, khi lại chẩn đoán là nôn chu kỳ.
Theo đuổi chạy chữa suốt 5-6 năm nhưng bệnh nhi T. vẫn không hề thuyên giảm mà tình trạng bệnh vẫn tiếp tục xấu đi. Trong một lần vô tình chụp cắt lớp ổ bụng, bác sĩ phát hiện trẻ xoắn ruột và sau đó được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị.
Tại đây, bệnh nhi T. cũng được chẩn đoán mắc phải bệnh ruột xoay bất toàn và ngay lập tức được phẫu thuật nội soi tháo gỡ phần ruột xoắn. Do vòng xoắn thắt không chặt nên may mắn, bệnh nhi không bị hoại tử ruột.
Một trường hợp khác là bệnh nhi 5 ngày tuổi ở Nam Đinh. Bệnh nhi được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng mất nước, quấy khóc, bụng chướng...
Sau thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc phải căn bệnh ruột xoay bất toàn. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ruột bị hoại tử cho bệnh nhi. Sau đó thực hiện nối lại ruột non và làm hậu môn nhân tạo.
Bệnh dễ bị nhầm lẫn
Theo bác sĩ Vũ Mạnh Toàn, ruột xoay bất toàn là kết quả của sự xoay và cố định không hoàn toàn của ruột, xảy ra trong thời kỳ phát triển của bào thai. Vì một lý do nào đó quá trình xoay sinh lý của ruột ở thai nhi bị dừng lại bất thường, dẫn tới nguy cơ tắc, xoắn tá tràng ở thể mạn tính và cấp tính.
Đây là một dị tật tương đối ít gặp của đường tiêu hoá. Lâm sàng thường biểu hiện ở sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng cũng có thể âm thầm không triệu chứng đến khi tình trạng xoắn ruột xảy ra.
Theo một nghiên cứu nước ngoài, tỷ lệ mắc bệnh ruột quay bất toàn khá lớn, lên tới 1/500 trẻ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đây vẫn được xem là căn bệnh hiếm gặp. Nguyên nhân có thể là do bệnh khó chẩn đoán, phát hiện. Khi trẻ mắc bệnh, có thể có những biểu hiện rầm rộ, cấp tính như nôn dịch xanh, dịch vàng, bụng chướng, đi ngoài phân máu, nhưng cũng có khi lại chỉ đau bụng thoảng qua, chán ăn, thường xuyên nôn trớ…
Ruột quay bất toàn cũng dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh nội khoa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm ruột, nôn chu kỳ, điều đó dẫn tới nhiều nguy cơ, điển hình nhất là trẻ có thể bị hoại tử ruột nghiêm trọng dẫn tới tử vong. "Khi trẻ có những biểu hiện trên, việc đầu tiên là phải loại trừ các nguyên nhân ngoại khoa, trong đó có bệnh ruột quay bất toàn trước khi xử lý nội khoa. Căn bệnh này có thể dễ dàng xác định nếu các bác sĩ lâm sàng hiểu và nghĩ tới bệnh, tiến hành chụp lưu thông đường tiêu hóa với thuốc cản quang, siêu âm, cắt lớp", bác sĩ Vũ Mạnh Hoàn chia sẻ.
Phát hiện sớm tránh nguy cơ hoại tử ruột
Tiến sĩ Phạm Duy Hiền – Trưởng Khoa Ngoại, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật nội soi nhi khoa – cho biết: không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường tiêu hóa, khiến trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, bệnh nhi mắc ruột quay bất toàn có thể tử vong do ruột xoắn tắc dẫn đến hoại tử nặng nề. Việc phát hiện sớm căn bệnh này cũng có ý nghĩa trong việc phẫu thuật cho bệnh nhân.
Theo thống kê, từ tháng 4/2017 tới nay, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 33 bệnh nhân mắc ruột quay bất toàn. Trong đó, hầu hết các bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp mổ nội soi, kết quả điều trị tới thời điểm hiện tại là khả quan về cả sức khỏe và thẩm mỹ. Một số bệnh nhân còn lại, do phát hiện quá muộn, ruột hoại tử quá nhiều nên các bác sĩ buộc phải mổ mở để tháo xoắn, cắt ghép cứu những phần ruột sống còn lại.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật kịp thời cứu sống bệnh nhi trong tình trạng sốc đa chấn thương sau tai nạn giao thông.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi, đây là ca tử vong đầu tiên của tỉnh từ đầu năm 2024.
VTV.vn - Một ngư dân tàu cá tỉnh Kiên Giang bị tai nạn lao động trên biển vừa được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liều điều trị.