
Sốt xuất huyết vẫn phức tạp, nhiều ca nặng
Mới đây, một phụ nữ mang thai 12 tuần nhập viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue. Bệnh nhân được điều trị chống sốc tích cực ngay tại thời điểm nhập viện. Do bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết âm đạo, theo dõi dọa sinh non nên các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh đã hội chẩn với các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ nhằm bổ sung thêm các biện pháp dưỡng thai.
"Phụ nữ mang thai có sinh lý thay đổi nên quá trình theo dõi điều trị bệnh nhân có thai có phần khó hơn. Ngoài người mẹ thì chúng tôi phải theo dõi, đánh giá cả nguy cơ đối với thai nhi để có giải pháp xử trí kịp thời", bác sĩ Hà Thị Hải Đường, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc người lớn cho hay.
Từ khi bước vào mùa dịch đến nay, tỷ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nhập viện điều trị và số ca nặng cũng tăng hơn so với cùng kỳ các năm trước. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh là một trong những bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết. Do đó, Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc người lớn của bệnh viện thường nhận những ca sốt xuất huyết Dengue nặng hoặc rất nặng. Nhiều trường hợp cần phải can thiệp hỗ trợ thở máy xâm lấn, lọc máu, thay huyết tương.
Theo bác sĩ Hà Thị Hải Đường, đặc điểm của bệnh nhân sốt xuất huyết năm nay là vào sốc sớm hơn, tái sốc nhiều, tổn thương tạng nặng và số lượng ca bệnh nặng cũng nhiều hơn so với các năm trước. Do đó, người dân luôn phải chú ý đến sức khoẻ bản thân, luôn cảnh giác, phát hiện những biểu hiện chuyển nặng, tránh tình trạng chủ quan không đến khám và không được đánh giá tình trạng bệnh kịp thời dẫn đến nhập viện trễ, diễn tiến nặng và nguy hiểm đến tính mạng.
Số liệu báo cáo của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh cho thấy, trong 9 tháng đầu năm, đơn vị này tiếp nhận 37.950 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 11.000 ca nhập viện (2.000 ca trẻ em, 9.000 ca người lớn). Trong 11.000 trường hợp phải nhập viện, có 1.756 ca nặng. Đến nay đã có 25 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tại đây.
Tương tự, từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cũng tiếp nhận trên 500 ca sốt xuất huyết nặng, trong đó có 2 bệnh nhi tử vong. Hiện, Khoa Nhiễm của bệnh viện đang có 82 bệnh nhi sốt xuất huyết, trong đó có 25 em nặng, Khoa Hồi sức tích cực đang điều trị cho 8 ca, còn tại Khoa Cấp cứu có 6 ca.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, các trường hợp bệnh nhi tử vong do nhập viện quá muộn và chuyển viện trong tình trạng rất nặng mà không có sự hội chẩn trước với tuyến trên.
Phân tầng để điều trị sốt xuất huyết hiệu quả hơn
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến là do bệnh nhân nhập viện trễ, không được can thiệp điều trị kịp thời.
Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh lo ngại, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn đang cao nhất trong 10 năm trở lại đây và dự báo còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã nhiều lần họp bàn đưa ra các giải pháp hạn chế tử vong do sốt xuất huyết nhưng con số tử vong vẫn tăng lên hàng tháng.
Để hạn chế số ca tử vong do sốt xuất huyết xuống mức thấp nhất trong thời gian tới, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã quyết định áp dụng kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 để ứng phó với dịch sốt xuất huyết. Cụ thể, ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh tiến hành phân các bệnh nhân sốt xuất huyết thành 3 tầng để điều trị. Các phòng khám tư nhân, phòng khám của trung tâm y tế, trạm y tế được xếp vào tầng 1 - tầng thấp nhất trong điều trị sốt xuất huyết. Các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế thuộc tầng 1 được tập huấn hướng dẫn chuẩn đoán điều trị sốt xuất huyết để đảm bảo không bỏ sót các trường hợp nghi ngờ khi đến khám tại các phòng khám. Ở tầng này tuyệt đối không được lạm dụng chỉ định truyền dịch, thay vào đó, khi người bệnh có dấu hiệu cảnh báo chuyển nặng hoặc không cải thiện cần chuyển người bệnh tới các bệnh viện thuộc tầng 2.
Tầng 2 là các viện tuyến huyện, bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện đa khoa tuyến thành phố và các bệnh viện đa khoa tư nhân có điều trị bệnh lý nhiễm. Các bác sĩ, điều dưỡng tại tầng 2 chịu trách nhiệm phát hiện sớm các trường hợp có dấu hiệu cảnh báo đến khám hoặc được chuyển lên từ tầng 1, điều trị tích cực theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sớm chuyển người bệnh đến bệnh viện thuộc tầng 3 khi người bệnh không đáp ứng điều trị. Tầng 3 là các bệnh viện chuyên khoa nhiễm (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh) và các bệnh viện đa khoa được Sở Y tế phân công là bệnh viện tuyến cuối trong điều trị sốt xuất huyết bao gồm Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện quân Y 175 (đối với người lớn); Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố (đối với trẻ em). Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện thuộc tầng 3 cần phải thành lập các đơn vị, khoa hồi sức sốt xuất huyết. Chịu trách nhiệm tiếp nhận điều trị ca nặng do các cơ sở y tế thuộc tầng 1 và tầng 2 chuyển đến.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh đánh giá, việc phân tầng điều trị sốt xuất huyết sẽ giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến cuối, trong khi đó ở tuyến cơ sở cũng sẽ thực hiện tốt việc thu dung điều trị các ca bệnh nhẹ, tránh dồn tất cả bệnh nhân lên tuyến trên. Cùng với đó, hệ thống hội chẩn trực tuyến giữa các tuyến cũng được thiết lập giúp giải quyết tốt các trường hợp chuyển nặng đột ngột cũng như có sự hướng dẫn chuyển viện an toàn nếu cần thiết.
Với tình hình diễn biến thực tế, bác sĩ Nguyễn Thanh Phong dự đoán, sẽ có nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng trong thời gian tới. Những người có cơ địa béo phì, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường hoặc các bệnh lý về gan, thận có nguy cơ diễn tiến nặng nếu mắc sốt xuất huyết. Do đó những người có cơ thể đặc biệt nên đi khám sớm khi có dấu hiệu mắc sốt xuất huyết để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn một cách điều trị cho phù hợp tại một tuyến phù hợp theo sự phân công của ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Thời đại công nghệ bùng nổ, những chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng và màn hình trò chơi điện tử đã trở thành "người bạn thân" của hàng triệu trẻ em.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm của Trường THCS Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn mới nhất về chẩn đoán và điều trị bệnh sởi, cập nhật nhiều nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống và điều trị căn bệnh này.
VTV.vn - Sáng 29/3, đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng.
VTV.vn - Ngày 29/3, Bộ Y tế có công văn hỏa tốc về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
VTV.vn - Đó là Phòng khám đa khoa An Đông tại số 360 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Khối chửa của bệnh nhân to tương đương thai 12 tuần, dính chặt vào đại tràng và thành bụng gây khó khăn, thách thức cho quá trình can thiệp phẫu thuật.
VTV.vn - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, thành phố ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó 1.320 trường hợp sởi xác định.
VTV.vn - "Mother-K – bình sữa đang gây sốt trong hội mẹ bỉm. Liệu đây chỉ là trào lưu nhất thời hay thực sự là sản phẩm đáng để các mẹ tin dùng?
VTV.vn - Anh Bobby (46 tuổi, Philippines) bị nhồi máu cơ tim khi ra sân bay về nước. Nhờ sự can thiệp kịp thời của bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, anh được cứu sống ngoạn mục.
VTV.vn - Cứ nghĩ "miễn con khỏe mạnh là được", tuy nhiên biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng, mà còn đe dọa cả sự phát triển trí tuệ, khả năng miễn dịch và tầm vóc của trẻ.
VTV.vn - Cao Việt Hoàng là một trong những lựa chọn hàng đầu cho người bệnh dạ dày. Sản phẩm đã có mặt từ lâu trên thị trường và được nhiều bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn.
VTV.vn - Hơn 90% những người có tuổi tại Việt Nam đều gặp phải các tình trạng ăn nhai khó khăn, tác động đến hệ tiêu hóa và sinh hoạt.
VTV.vn - Bệnh lao là một bệnh lây nhiễm do vi khuẩn lao gây nên, có thể gây tổn thương ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến (chiếm 80-85%).
VTV.vn - Cụ bà 81 tuổi, có bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh thận mạn, nhập viện trong tình trạng nôn ra máu nhiều lần, da niêm nhạt, mạch nhanh.