Theo các chuyên gia chẩn đoán hình ảnh, siêu âm là kỹ thuật tốt giúp chẩn đoán các bệnh của tuyến nước bọt. Siêu âm giúp xác nhận hoặc loại trừ sự hiện diện của khối, nhiều trường hợp chỉ ra bản chất của bệnh dựa vào cơ sở dấu hiệu siêu âm.
Trước hết, đối với bệnh lý viêm cấp gây sưng đau tuyến nước bọt, thường 2 bên. Nhiễm trùng vi rút tuyến nước bọt thường gặp nhất ở trẻ em. Vi rút quai bị và cytomegalo vi rút có tính ưa thích tại tuyến nước bọt. Nhiễm trùng vi khuẩn tuyến nước bọt thường do tụ cầu vàng hệ vi khuẩn miệng.
Vị trí tuyến nước bọt
Trong viêm cấp tính, các tuyến nước bọt thường to lên và giảm âm. Các hạt bạch huyết to lên. Đối với áp xe, trong viêm tuyến nước bọt cấp (sialadenitis) có thể hình thành áp xe. Các yếu tố thuận lợi là sự mất nước và tắc ống tiết do sỏi hoặc xơ hóa. Khó phát hiện áp xe khi khám lâm sàng, nó thường biểu hiện là sưng đau tuyến nước bọt có đỏ da. Trong khoảng 70% trường hợp không có dấu hiệu ấn lõm (fluctuation) điển hình.
Đối với viêm tuyến nước bọt mãn tính (chronic sialadenitis), lâm sàng đặc trưng là sưng tuyến nhiều đợt, thường gây đau, có thể kết hợp hoặc không kết hợp với thức ăn. Trong viêm mãn tính, các tuyến nước bọt có kích thước bình thường hoặc nhỏ đi, giảm âm, không đồng nhất và thường tăng dòng chảy mạch máu trên siêu âm Doppler màu.
Đối với viêm tuyến nước bọt xơ cứng mãn tính, là một dạng đặc biệt của viêm tuyến nước bọt có thể giả một tổn thương ác tính, cả về lâm sàng và hình ảnh (khối u Kuttner), liên quan lan tỏa của tuyến nước bọt thường là tuyến dưới hàm. Cần thực hiện xác định bằng chọc hút kim nhỏ.
Đối với viêm tuyến nước bọt u hạt (granulomatous sialadenitis) hiếm xảy ra. Bệnh lao của các tuyến nước bọt lớn có thể biểu hiện dưới dạng một khối, có thể phân biệt với u về lâm sàng. Trong nhu mô tuyến của lao có thể có hang hoặc nhiều hốc bên trong. Bệnh nấm tia (Actinomycosis) tuyến nước bọt có thể giả một khối u ác tính trên siêu âm.
Trong viêm cấp hoặc viêm mãn tính, các hạch bạch huyết có thể to ra, tuy nhiên cấu trúc âm trên siêu âm vẫn bình thường.
Đối với bệnh sỏi tuyến nước bọt (sialothiasis), phần lớn xảy ra ở tuyến dưới hàm (60% - 90% các trường hợp) và có thể nhiều sỏi. Các tuyến mang tai bị sỏi chiếm 10 – 20% các trường hợp. Chụp phim X-quang các sỏi nhỏ trong tuyến có thể bị bỏ sót, chỉ có 20% sỏi nước bọt (sialolith) là cản quang. Chụp CT thấy rõ các sỏi to nhưng không xác định vị trí chính xác và không thể đánh giá các ống tuyến. Kỹ thuật tốt là chụp Xquang số hóa tuyến nước bọt, chụp MRI ống tuyến nước bọt. Siêu âm là kỹ thuật không xâm lấn, thực hiện tất cả các trường hợp nghi ngờ sỏi tuyến nước bọt.
Bệnh sỏi tuyến nước bọt gây tắc cơ học bán phần hoặc hoàn toàn ống tuyến nước bọt dẫn đến sưng tái diễn tuyến nước bọt trong khi ăn và có thể bị biến chứng nhiễm khuẩn. Sỏi nước bọt ở đầu xa của ống dưới hàm (ống Wharton) có thể sờ thấy ở sàn miệng, nếu ở đoạn gần chỉ có thể phát hiện bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh.
Trong bệnh sỏi ống tuyến nước bọt mãn tính bị biến chứng bởi viêm mãn và tái diễn tuyến có thể mất chức năng, vào giai đoạn này các sỏi nằm trong ống không bị giãn có thể khó cho chẩn đoán. Các sỏi nằm gần lỗ ống hoặc ở đoạn giữa của ống Wharton có thể bộc lộ tốt bằng ấn ngón tay từ trong miệng khi siêu âm. Có khoảng 50% bệnh nhân sỏi tuyến nước bọt cùng tồn tại với viêm.
Đối với chứng ứa nước bọt (sialosis) là sưng tuyến nước bọt tái diễn, không gây đau, không do viêm, không do u, thường 2 bên, hay liên quan đến tuyến mang tai. Bệnh thường được đề cập với bệnh nội tiết, dinh dưỡng kém, xơ gan, nghiện rượu hoặc các chứng thiếu vitamin.
Đối với hội chứng Sjogren là bệnh tự miễn dịch mãn tính thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi. Bệnh đặc trưng bằng thâm nhiễm tương bào và bạch huyết bào, phá hủy các tuyến nước bọt và tuyến lệ. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là khô miệng và mắt. Bệnh có thể ảnh hưởng tới tất cả các tuyến nước bọt.
Đối với các khối u tuyến nước bọt tương đối hiếm gặp, phần lớn u lành tính 70-80%, phát hiện ở mang tai 80% - 90%, khoảng 10% u ở tuyến dưới hàm, nhưng gần một nửa khối u đó có thể có ác tính.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Sau 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nối thành công "của quý" của nam thanh niên đã chính tay cắt nát trong lúc hoang tưởng ảo giác.
VTV.vn - Đây là cơ sở khiến 80 học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Lào Cai bị ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Trong tuần qua (25-31/10), toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 110 trường hợp so với tuần trước.
VTV.vn - Mang thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên để lại rất nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý và kinh tế.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân 53 tuổi bị sốc phản vệ nghiêm trọng ngay tại nhà sau khi sử dụng Thiamazol.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm Sibutramine, Phenolphtalein.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy ra búi giun đũa với hơn 100 con lớn, nhỏ trong ruột của nam bệnh nhi 2,5 tuổi, kịp thời cứu người bệnh khỏi cơn nguy kịch.
VTV.vn - Theo một nghiên cứu năm 2017, chuột rút chân ban đêm khá phổ biến, với khoảng 30% người trưởng thành gặp tình trạng này mỗi tháng.
VTV.vn - Theo các chuyên gia sức khỏe, sử dụng một liều lượng vừa đủ của hỗn hợp này đều đặn trong một tuần, mỡ bụng sẽ biến mất một cách kỳ diệu.
VTV.vn - Môi trường sống và làm việc thường xuyên bật máy lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
VTV.vn - Theo các chuyên gia, đốt các hợp chất có chứa hương liệu sản sinh ra nhiều vật chất dạng hạt gây hại hơn so với thuốc lá.
VTV.vn - Có rất nhiều thói quen lười biếng trong cuộc sống hàng ngày có thể ảnh hưởng tới cơ thể hơn bạn tưởng tượng.
VTV.vn - Khoa Cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa thực hiện cấp cứu nam bệnh nhân (43 tuổi) bị nhiễm độc thuốc diệt kiến Pyretheroid.
VTV.vn - Ngày 1/11, sau 50 ngày được tích cực điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, bé gái trong vũ lũ quét tại thôn Làng Nủ (Lào Cai) - Mông Hoàng Thảo Ngọc đã được ra viện.
VTV.vn - Những ngày cuối tháng 10 vừa qua, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận số ca đột quỵ gia tăng đột biến.