Theo truyền thông Mỹ, vào trung tuần tháng 7 vừa qua, 3 học sinh trung học tại Fort Worth, bang Texas (Mỹ) đã nhập viện vì ngộ độc thuốc dị ứng. Cả 3 học sinh này đã 'dại dột' mà học theo một trào lưu đang được giới trẻ rầm rộ chia sẻ và thách thức nhau trên ứng dụng TikTok.
Trào lưu nguy hiểm có #Benadryl Challenge - thử thách uống thuốc dị ứng để tạo nên ảo giác.
"Những người trong video nói rằng, mọi người sẽ cảm thấy hưng phấn và gặp ảo giác nếu uống khoảng 12 viên thuốc dị ứng trở lên. Và phần lớn học sinh thực hiện điều này đã sử dụng thuốc quá liều dẫn đến ngộ độc" - Cơ quan y tế ở Fort Worth cho biết.
Trong 3 học sinh trung học nhập viện kể trên, có 1 một nữ sinh đã uống tới 14 viên thuốc dị ứng. Nữ học sinh này được cấp cứu trong tình trạng nhịp tim rối loạn và tạm thời mất khả năng giao tiếp rõ ràng.
Được biết, 3 học sinh này không phải là trường hợp đầu tiên gặp nguy hiểm khi thực hiện theo thử thách #Benadryl Challenge trên TikTok. Thực tế, việc sử dụng thuốc dị ứng quá liều có thể gây ngộ độc, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Theo nhà phân tích mạng xã hội Jo Phillips tại Canada, có đến hàng trăm trào lưu nguy hiểm trên TikTok chứ không chỉ #Benadryl Challenge. Và điều đáng lo ngại là có đến 60% người dùng của TikTok là thanh thiếu niên từ 16 - 24 tuổi.
Trước đó, thử thách chết người mang tên gọi #Salt Challenge, nghĩa là thách thức người dùng đổ cả một lọ muối vào miệng của mình và chỉ đến khi cổ họng không thể chịu đựng được nữa mới nhổ ra. Thử thách nguy hiểm này cũng từng lan truyền với tốc độ nhanh chóng trên TikTok và được rất nhiều người trẻ tham gia. Theo các bác sĩ, việc tiêu thụ một lượng muối quá lớn có thể dẫn đến ngộ độc, thậm chí tử vong.
"Nó làm tăng nồng độ Natri trong cơ thể, gây khát nước dữ dội, buồn nôn và co giật. Nếu nghiêm trọng hơn, có thể gây hôn mê và thậm chí là tử vong. Nồng độ Natri quá cao sẽ khiến não bộ bị sưng lên" - bác sĩ Simran Deo cho biết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật kịp thời cứu sống bệnh nhi trong tình trạng sốc đa chấn thương sau tai nạn giao thông.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi, đây là ca tử vong đầu tiên của tỉnh từ đầu năm 2024.
VTV.vn - Một ngư dân tàu cá tỉnh Kiên Giang bị tai nạn lao động trên biển vừa được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liều điều trị.
VTV.vn - Protein có vai trò hết sức quan trọng. Bạn nên nắm bắt những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein để có những điều chỉnh cần thiết thông qua chế độ dinh dưỡng.
VTV.vn - Đối với người đái tháo đường (ĐTĐ), sống chung với bệnh không dễ dàng. Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục (CGM) giúp quản lý đường huyết hiệu quả và thuận lợi hơn.