Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa tiếp nhận 2 trường hợp học sinh là V.B.N. và N.T.Q. (17 tuổi) ở TP. Hạ Long, nhập viện với biểu hiện kích thích, thở nhanh, vã mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn.
Qua khai thác thông tin được biết, các bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh, sử dụng thuốc lá điện tử không thường xuyên. Cách vào viện khoảng 1 giờ, cả 2 hút thuốc lá điện tử, sau đó thấy nôn nao, bủn rủn tay chân, hoa mắt chóng mặt và buồn nôn.
Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán cả hai bị ngộ độc thuốc lá điện tử, kíp trực nhanh chóng cấp cứu ban đầu và chuyển Khoa Hồi sức tích cực theo dõi điều trị. Đến nay, hai em đã ổn định và xuất viện.
BSCKI. Nguyễn Tiến Thắng, Phó Khoa Cấp cứu cho biết: Ngộ độc thuốc lá điện tử thường hay xảy ra ở lứa tuổi học sinh cấp hai, cấp ba, vị thành niên, bởi đây là độ tuổi bộ não còn đang phát triển, rất dễ bị tác động bởi các loại chất kích thích. Hơn nữa, trẻ ở độ tuổi này còn có nhu cầu thể hiện bản thân, thử cảm giác mới lạ. Biểu hiện chung thường gặp khi ngộ độc thuốc lá điện tử là cảm thấy choáng váng, khó thở, bủn rủn chân tay, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, nặng hơn là rối loạn nhịp tim, hôn mê, mất ý thức.
Thời gian gần đây, các bệnh viện trên địa bàn đã cấp cứu nhiều trường hợp học sinh ngộ độc thuốc lá điện tử. Như mới đây Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận 2 em học sinh lớp 11 sau khi hút thuốc lá điện tử đều nhập viện với các biểu hiện nêu trên. Dù tình trạng ngộ độc không quá nặng nề và được cấp cứu kịp thời, song nếu các em vẫn tiếp tục sử dụng thì chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả khôn lường về sức khỏe, tinh thần về sau.
Thuốc lá điện tử là một thiết bị mô phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá điếu, cho phép hít nicotine ở dạng hơi mà không phải khói như thuốc lá thông thường. Trong những năm trở lại đây, số người sử dụng thuốc lá điện tử ở Việt Nam có xu hướng gia tăng nhanh chóng.
Theo kết quả nghiên cứu về các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe học sinh THCS và THPT tại Hà Nội do Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) thực hiện năm 2020, tỷ lệ học sinh đang sử dụng thuốc lá điện tử ở các lớp từ 8-12 là 8,35%, ở học sinh lớp 10-12 là 12,6%. Cũng theo kết quả khảo sát này, từ năm 2015 đến 2020, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở 34 tỉnh, thành phố đã tăng lên gấp 18 lần (từ 0,2% lên 3,6%). Đây thực sự là con số đáng lo ngại, ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam trong những năm qua.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử cũng gây nguy hại đối với sức khỏe cộng đồng tương tự thuốc lá thông thường. Trong thuốc lá điện tử chứa nicotine là chất gây nghiện, vì thế trẻ vị thành niên khi sử dụng có thể vật vã, khó chịu. Nicotine làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tim mạch và tăng nguy cơ ung thư, các cơn đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng và các vấn đề sức khỏe khác. Đặc biệt còn gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em, làm suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ do não bộ của trẻ chưa hoàn thiện.
"Bên cạnh đó, thuốc lá điện tử ngoài nicotine còn có hơn 7.000 hóa chất, hương liệu để tạo mùi, khi các chất này được đun nóng hóa hơi sẽ thành các chất độc hại phát tán sâu vào cơ thể, đặc biệt là lá phổi gây ra các bệnh lý về phổi nguy hiểm. Sử dụng lâu có thể gây nghiện, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, làm não bộ tổn thương do tiếp xúc với chất kích thích kéo dài, nhất là đối với học sinh, trẻ vị thành niên", bác sĩ Thắng cho biết thêm.
Nhiều loại thuốc lá điện tử được thiết kế tiện dụng với các ống dung dịch được đóng gói với hàng trăm hơi hút, hầu như không có định lượng về nồng độ nicotine trong mỗi ml. Điều này dẫn đến nguy cơ người sử dụng tăng liều lượng, mức độ dung nạp nicotine vào cơ thể và gây nguy cơ ngộ độc cấp tính. Hơn nữa, đây là loại thuốc lá có tỷ lệ giới trẻ sử dụng cao hơn nhiều so với những lứa tuổi khác, vì vậy nguy cơ ngộ độc thuốc lá điện tử ở trẻ sẽ ngày càng gia tăng và thực tế hiện nay đang chứng minh điều đó.
Mới đây, Vụ pháp chế (Bộ Y tế) đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử tại Việt Nam. Trước những mối nguy tiềm ẩn, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quan tâm, chú ý tới con cái, đặc biệt là các dấu hiệu bất thường ở trẻ, như: thường xuyên trong tình trạng lơ mơ, chậm chạp, mất tập trung, nói lảm nhảm... cần liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được thăm khám và điều trị sớm. Cùng với đó, gia đình và nhà trường cần tăng cường truyền thông, giáo dục cho trẻ vị thành niên để các em hiểu rõ những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá điện tử, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cùng các bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ mắc phải.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Đã có nhiều trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích vì gặp những tai nạn ngoài ý muốn khi chơi tại sân chơi hoặc các khu vực vui chơi.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 1 ca tử vong do sởi, bệnh nhân có nhiều bệnh nền.
VTV.vn - Trong những ngày mùa Đông, việc bồi dưỡng cơ thể bằng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch là điều vô cùng quan trọng.
VTV.vn - Khối u tuyến tùng lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều chức năng quan trọng của não, khiến bệnh nhi bị hôn mê sâu đã 10 ngày, chỉ nằm trên cáng khi chuyển viện.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa can thiệp mạch chi dưới thành công trường hợp bệnh nhân nữ 87 tuổi vì đau liên tục cẳng bàn chân phải.
VTV.vn - Ngày 27/12, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã có kết luận các trường hợp ngộ độc rượu tại quán bánh canh cá lóc K.Q.T. (Phường 11, TP Vũng Tàu) xảy ra ngày 21/12.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đối với các sản phẩm rượu.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống trường hợp bệnh nhi 18 tháng tuổi, hóc dị vật đường thở là hạt lạc.
VTV.vn - Nhóm trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi có tỷ lệ mắc sởi cao cao thứ hai, sau nhóm trẻ từ 1-5 tuổi, Sở Y tế Hà Nội đã có kiến nghị tiêm vaccine sởi cho nhóm trẻ này.
VTV.vn - Biến chứng võng mạc đái tháo đường là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường, nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực, mù loà ở Việt Nam và trên thế giới.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi vừa gắp dị vật trong phế quản cho một bệnh nhân nam 56 tuổi, sau một thời gian dài điều trị viêm phổi mà không cải thiện.
VTV.vn - Đi khám vì đau tức vùng thắt lưng, người đàn ông được các bác sĩ phát hiện có khối u ở sau phúc mạc.
VTV.vn - Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc sử dụng Oresol không đúng cách có thể gây tác dụng phụ và làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận 2 bệnh nhân có hành vi tự gây thương tích trong tình trạng nặng nề: 1 bệnh nhân tự đâm vào vùng bụng, đầu; 1 bệnh nhân tự cắt cổ.
VTV.vn - Khi các bệnh viện tuyến đầu đang trong tình trạng quá tải thì Y tế dự phòng đang trở thành mối quan tâm lớn trong xã hội và thị trường ngành sức khỏe