Theo các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, rối loạn TIC được định nghĩa như những thói quen nhanh chóng và lặp lại của khối cơ. Đây là dạng rối loạn vận động hay rối loạn phát âm được diễn ra ngoài tầm kiểm soát của người bệnh, tức không chủ đích, xảy ra bất ngờ, nhanh chóng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần, không thể kìm nén được nhưng cũng có thể làm mất đi tạm thời trong thời gian vài phút đến vài giờ. Trẻ khi mắc hội chứng này, theo mức nặng hay nhẹ có thể có những hành động hoặc lời nói lặp đi lặp lại nhiều lần khác nhau.
Nếu như ở dạng nhẹ thì trẻ có thể có những động tác, như: lắc đầu, nhấp nháy mắt, chun chun mũi, giật cơ ở cổ, nhún vai và nhăn mặt. Nếu ở dạng phát âm thì trẻ có thể phát ra âm thanh lặp lại, thường xuyên, như ho, hắng giọng, khịt mũi, tặc lưỡi… Nếu mắc bệnh ở thể phức tạp hơn, trẻ sẽ xuất hiện những rối loạn về hành động như tự vỗ vào người, tự cắn, nhảy nhót, giậm chân, xoay tròn… Hoặc phát ra những âm thanh phức tạp bao gồm các từ hoặc các câu lặp đi lặp lại và không phù hợp với bối cảnh, thường cảm thấy căng thẳng và thôi thúc thực hiện cử động, âm thanh đó để giải tỏa căng thẳng, như la hét, lẩm bẩm…
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Duyên, Trưởng Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk, rối loạn TIC đã được lịch sử y khoa công nhận khi công nghệ chưa phát triển. Rối loạn TIC không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nên ít người quan tâm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhờ mạng xã hội lan truyền những clip trẻ mắc rối loạn TIC với nhiều biểu hiện lạ, nhiều phụ huynh nhận thấy con mình cũng có triệu chứng tương tự nên mới vội vàng đưa đi khám và phát hiện mắc rối loạn TIC. Tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk, cũng đã có vài trường mắc rối loạn này đến khám và điều trị, đa phần là ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
"Rất khó để xác định trẻ mắc rối loạn TIC do nguyên nhân nào nhưng những trường hợp đến bệnh viện để khám thường có hai yếu tố là do gen di truyền, bất thường trong não hoặc môi trường sống. Yếu tố môi trường là do căng thẳng, bạo lực gia đình hoặc do ảnh hưởng từ việc xem ti vi, điện thoại, ipad hoặc chơi game…. Việc lạm dụng các thiết bị này nhiều khiến trẻ bị kích thích, căng thẳng khiến các triệu chứng TIC xuất hiện, gia tăng, kéo dài. Bởi khi trẻ chơi game hoặc sử dụng điện thoại, mắt và thần kinh luôn trong trạng thái tập trung cao độ đẫn đến căng thẳng, không chỉ làm ảnh hưởng sức khỏe của mắt mà là nguyên nhân khởi phát các triệu chứng của rối loạn TIC", bác sĩ Duyên cho hay.
Rối loạn TIC thường xảy ra với trẻ dưới 18 tuổi. Nó thường trầm trọng với trẻ ở độ tuổi 11-12, sau đó giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Nhưng ở nhiều trường hợp nó sẽ theo trẻ đến khi trưởng thành.
Một bệnh nhân mặc dù đã 23 tuổi, lập gia đình và sinh con nhưng bệnh nhân này được chẩn đoán bị rối loạn TIC kèm triệu chứng rối loạn tâm thần hiện đang được điều trị tại Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk. Trước đó, bệnh nhân nhập viện với triệu chứng thường xuyên đóng cửa ở trong phòng xem điện thoại, chơi game một mình và không muốn bất cứ ai quấy rầy, lại gần. Nếu con hoặc chồng vào thì bị bệnh nhân này đánh, đuổi ra ngoài.
Ngoài ra, bệnh nhân này cũng thường có những hành động lạ như hay lẩm bẩm một mình, có lúc ngồi im lặng rất lâu không nói năng gì. Khi đưa vào bệnh viện để khám, bệnh nhân không phối hợp với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân mắc bệnh mà khẳng định bản thân hoàn toàn bình thường và chỉ đòi được về nhà.
"Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị rối loạn TIC kèm rối loạn tâm thần phải nhập viện điều trị kết hợp liệu pháp tâm lý bằng phục hồi chức năng thì mới có thể cải thiện tình trạng bệnh", bác sĩ Duyên cho hay.
Khi bị rối loạn TIC, trẻ vẫn có thể học tập bình thường nhưng nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, tình trạng diễn ra lâu ngày có thể dẫn tới nhiều hệ luỵ, như tự kỷ, trầm cảm, lo ngại, rối loạn tăng động giảm chú ý, khó ngủ, mất kiểm soát ngôn ngữ… nặng hơn có thể rối loạn tâm thần. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh và khắc phục sớm nếu con có những biểu hiện của hội chứng này.
"Nhiều người nghĩ rối loạn TIC chỉ xảy ra ở trẻ em, tuy nhiên qua thực tế mắc bệnh thì vẫn ghi nhận rải rác ở người trưởng thành. Có thể những trường hợp này khởi phát từ nhỏ nhưng do không phát hiện cũng như không điều trị, nó có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Thời điểm này rất khó để chữa khỏi hoàn toàn", bác sĩ Duyên cho biết thêm.
Rối loạn TIC nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể chữa khỏi. Trẻ bị nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc bổ hoặc liệu pháp tâm lý. Còn với trẻ bị rối loạn TIC nặng phải dùng thuốc đặc trị, cha mẹ cần phải kiên trì phối hợp với bác sĩ trong điều trị. Phải cho trẻ ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Tiếp đến là giảm áp lực bên trong của trẻ, giải tỏa lo lắng để trẻ thoải mái vui chơi đúng với lứa tuổi. Đồng thời dừng việc cho trẻ xem ti vi hay dùng điện thoại, chấm dứt với việc tiếp xúc mạng xã hội có nhiều xu hướng ảnh hưởng đến thần kinh.
Ngoài ra, các triệu chứng của TIC thường gia tăng khi con gặp lo âu, phấn khích hay mệt mỏi, cha mẹ cần chủ động tổ chức các hoạt động nhẹ nhàng, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ ngay trong nhà để góp phần giảm nhẹ tác động của TIC. Cùng với đó là động viên kịp thời con khi con có cố gắng kiểm soát rối loạn TIC cũng góp phần gia tăng hành vi tích cực của trẻ.
Đối với trẻ đang bị nghiện xem ti vi, điện thoại, cha mẹ cần từ từ cắt giảm thời lượng sử dụng cho trẻ. Không nên ép con ngừng chơi một cách đột ngột. Thay vào đó, hãy dành thời gian chơi cùng con như xếp hình, đọc sách, tham gia các hoạt động thể dục hoặc cùng con làm việc nhà.
Trường hợp trẻ bị rối loạn TIC nặng đang điều trị bằng thuốc sau một thời gian có thể hồi phục. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp sau thời gian dùng thuốc không đáp ứng nên tái phát. Đối với trường hợp này, cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc, tuân thủ điều trị một cách nghiêm túc để tình trạng của trẻ được cải thiện..
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trong những ngày mùa Đông, việc bồi dưỡng cơ thể bằng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch là điều vô cùng quan trọng.
VTV.vn - Nhóm trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi có tỷ lệ mắc sởi cao cao thứ hai, sau nhóm trẻ từ 1-5 tuổi, Sở Y tế Hà Nội đã có kiến nghị tiêm vaccine sởi cho nhóm trẻ này.
VTV.vn - Biến chứng võng mạc đái tháo đường là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường, nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực, mù loà ở Việt Nam và trên thế giới.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi vừa gắp dị vật trong phế quản cho một bệnh nhân nam 56 tuổi, sau một thời gian dài điều trị viêm phổi mà không cải thiện.
VTV.vn - Đi khám vì đau tức vùng thắt lưng, người đàn ông được các bác sĩ phát hiện có khối u ở sau phúc mạc.
VTV.vn - Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc sử dụng Oresol không đúng cách có thể gây tác dụng phụ và làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận 2 bệnh nhân có hành vi tự gây thương tích trong tình trạng nặng nề: 1 bệnh nhân tự đâm vào vùng bụng, đầu; 1 bệnh nhân tự cắt cổ.
VTV.vn - Khi các bệnh viện tuyến đầu đang trong tình trạng quá tải thì Y tế dự phòng đang trở thành mối quan tâm lớn trong xã hội và thị trường ngành sức khỏe
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện cứu sống một trường hợp trẻ sơ sinh bị tổn thương não do bị ngạt khi sinh bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy.
VTV.vn - Ngày 25/12, gia đình hai người bệnh chết não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã đồng lòng quyết định hiến tạng của người thân để giúp nhiều người bệnh hiểm nghèo.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) vừa tiếp nhận cấp cứu cho nam bệnh nhân 16 tuổi, bị thương do tai nạn pháo nổ.
VTV.vn - Đơn vị Cấp cứu 115 - Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai vừa xử trí cấp cứu thành công cho bệnh nhi 9 tháng tuổi bị ngưng hô hấp tuần hoàn do sặc cháo.
VTV.vn - Sáng 26/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025.
VTV.vn - Đơn vị nội soi tiêu hóa Bernard đã giúp phát hiện nhiều trường hợp tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm ngay cả khi bệnh nhân không có dấu hiệu bất thường.
VTV.vn - Hơn 3 tháng trở lại đây, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa ghi nhận sự gia tăng đột biến của các ca bỏng điện cao thế xảy ra trong quá trình đi câu cá.