Tại phòng khám, bác sĩ đã tiến hành nội soi mũi, phát hiện 1 con vắt bên trong. Sau 5 phút thực hiện thủ thuật con vắt đã được lấy ra khỏi mũi bệnh nhân. Không có bất thường khác được tìm thấy trong hốc mũi. Sau khi thực hiện thủ thuật xong, bệnh nhân ổn định và được cho về nhà ngay.
Bác sĩ Nguyễn Đức Tuyến, chuyên khoa Tai Mũi Họng cho biết: Trung tâm đã ghi nhận các ca bị côn trùng, ký sinh trùng chui vào đường tai và mũi, chủ yếu được phát hiện trong mùa hè. Do người dân du lịch, sinh hoạt và nằm ngủ ở nơi nhiều cây cối, tắm ao, tắm suối… vắt thường chui vào cơ thể người thông qua việc uống nước suối, hoặc bơi lội, ngồi, nằm ở địa điểm đỉa sinh sống. Đỉa, vắt khi mới chui vào cơ thể theo đường nước vào mũi, họng thường có kích thước nhỏ, nhưng khi vào cơ thể một thời gian ngắn, chúng sẽ hút máu và phát triển rất nhanh.
Nguy hiểm nhất nếu vắt ký sinh ở khí quản sẽ gây ngạt thở, có thể dẫn đến tử vong. Nếu vắt nằm trong mũi, ở các ngách khe sẽ trở thành dị vật gây phù nề, xuất tiết tắc nghẽn dẫn đến viêm mũi xoang. Nếu để lâu ngày, vắt ký sinh và hút máu dẫn đến tình trạng chảy máu mũi dai dẳng, gây thiếu máu mạn tính.
Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo mọi người ở vùng núi rừng ẩm ướt nơi có nhiều vắt, hoặc tắm sông, suối về nếu có chảy máu mũi hoặc ho kéo dài nên soi tai, mũi, họng hoặc phế quản để loại trừ vắt. Các gia đình cần cảnh giác với tình trạng đỉa/vắt chui vào ký sinh trong cơ thể.
Do đó, người dân không nên bơi lội, tắm hay uống nước tại khe suối hoặc môi trường nước không an toàn. Khi có các dấu hiệu bất thường, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng và xử trí kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản về việc tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Bé trai 12 tuổi, sử dụng điện thoại khi đang sạc pin dẫn đến phát nổ khiến bàn tay trái bị dập nát, chấn thương nhiều vùng trên cơ thể.
VTV.vn - Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 36.
VTV.vn - Ngày 11/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã hội chẩn cấp cứu với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để tìm phương án điều trị cho các bệnh nhân gặp nạn trong vụ sạt lở.
VTV.vn - Từ đầu năm đến nay, Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận 27 ca bệnh sởi, trong đó có 20 ca bị biến chứng viêm phổi, suy hô hấp.
VTV.vn - Người bệnh Đặng Thị Tư (31 tuổi, dân tộc Dao, trú tại xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) bị tai nạn vùi lấp do sạt lở đất trong mưa lũ.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo về việc đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho công tác phòng, chống bệnh, dịch có thể phát sinh trong mùa mưa bão, lũ lụt.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận một bệnh nhi nữ, 9 tuổi, trú tại Hải Dương, trong tình trạng hôn mê, tím tái.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần từ 30/8 - 6/9.
VTV.vn - Trước đây người bệnh máu khó đông từng bị hạn chế tập thể thao do lo sợ biến chứng khi va chạm, chấn thương.
VTV.vn - Trong 10 ngày đầu của chiến dịch (từ ngày 31/8 - 9/9), đã có 19.821 trẻ từ 1 đến 5 tuổi được tiêm vaccine sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% trên tổng số 60.733 trẻ thuộc diện tiêm.
VTV.vn - 3 nạn nhân trong sự cố sập cầu Phong Châu đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, hiện tại sức khỏe đã ổn định.
VTV.vn - Tính đến thời điểm hiện tại, Trạm Tấu là huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
VTV.vn - Khoa Ngoại Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận cấp cứu cho 2 bệnh nhân nữ bị vỡ đại tràng do tự thụt tháo tại nhà.