
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngày 12/12, trên địa bàn tỉnh ghi nhận hơn 800 trường hợp mắc sởi, tập trung nhiều nhất tại TP Buôn Ma Thuột với gần 400 trường hợp, huyện Lắk gần 90 trường hợp, Krông Pắc hơn 70 trường hợp…
Tại Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 700 trường hợp bệnh nhi mắc sởi, hiện khoa vẫn đang điều trị cho hơn 70 bệnh nhi mắc sởi. Trong đó, rất nhiều trường hợp bệnh nhi nhập viện điều trị với các biến chứng nặng của bệnh sởi như tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc…
Theo bác sĩ Trần Thị Thúy Minh – Trưởng Khoa Nhi tổng hợp, hầu hết các trường hợp trẻ mắc sởi đều chưa được tiêm phòng vaccine trong đó có nhiều trẻ mắc sởi rất nặng, nhất là ở những trẻ mắc các bệnh lý nền về tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch, nhiều trẻ phải thở oxy nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Cũng theo bác sĩ Trần Thị Thúy Minh, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, nhất là khả năng bị những biến chứng nặng nề của bệnh như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi, nặng sẽ bị viêm màng não.
"Phát ban sởi khác với các phát ban khác, đó là khi sốt phát ban thông thường, hồng ban có dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ. Đối với sởi, các ban đỏ xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 của bệnh. Lúc đầu, ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là "vằn da hổ". Thực tế có không ít phụ huynh dễ nhầm sốt phát ban và sởi. Do đó, phụ huynh cần lưu ý phân biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi sẽ giúp ích rất nhiều trong việc theo dõi, chăm sóc trẻ mắc sởi", bác sĩ Minh khuyến cáo.
Khi trẻ mắc sởi, phụ huynh cần lưu ý chăm sóc trẻ đúng cách. Cụ thể, khi trẻ mắc bệnh, nên cho trẻ cách ly, tránh nơi đông người. Để trẻ nằm trong không gian thoáng khí, đủ ánh sáng, cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ. Đặc biệt chú ý vệ sinh răng miệng, thân thể cho trẻ, giữ ấm khi trời lạnh. Cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ để phòng nguy cơ nhiễm trùng, tránh tập tục kiêng nước, kiêng gió. Nhỏ mũi, mắt cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch nhỏ mắt mũi 3-4 lần/ngày, cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu, tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng, các thức ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A.
Đồng thời cho trẻ uống đủ nước, ORS hoặc nước hoa quả. Khi trẻ tiêu chảy, cho trẻ bú nhiều hơn, chú ý bù đủ nước và điện giải, chườm ấm khi trẻ sốt nhẹ, uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao. Đặc biệt, phụ huynh cần lưu ý chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ và cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu bệnh nặng để được khám và điều trị kịp thời.
Một số dấu hiệu nặng của bệnh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế như trẻ mệt, li bì hoặc kích thích, bú kém, bỏ bú, trẻ co giật, rối loạn ý thức, nôn tất cả mọi thứ, trẻ sốt cao liên tục, trẻ khó thở, thở rít, thở rút lõm lồng ngực…
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Ngày 12/5/2025, đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Bệnh viện Vinmec Smart City và Công ty Cổ phần y khoa Medassis ra mắt Phòng khám Tai Mũi Họng chuyên sâu.
VTV.vn - Bệnh viện Phổi tỉnh Phú Thọ vừa cấp cứu một trường hợp hen phế quản ác tính nguy hiểm, giúp người bệnh vượt qua cơn nguy kịch và hồi phục sức khỏe sau 4 ngày điều trị.
VTV.vn - Bệnh viện Phổi Nghệ An vừa cứu sống bệnh nhân 71 tuổi bị tràn dịch màng ngoài tim do lao - biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa cấp cứu bệnh nhân S.A.M. (44 tuổi, trú tại thị trấn Tiên Yên) trong tình trạng nguy kịch do tự dùng dao đâm thấu bụng.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa cứu sống một bệnh nhân nam 53 tuổi bị ngộ độc rượu nặng, nhờ triển khai kịp thời kỹ thuật lọc máu hấp phụ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang vừa cứu sống một bệnh nhân nam 59 tuổi, bị ngộ độc methanol nghiêm trọng, đe dọa tính mạng
VTV.vn - Bé trai 5 tuổi ở Hà Nội nhập viện nguy kịch do tự quấn dây rút quần quanh cổ, treo trên dây mắc màn. Tai nạn sinh hoạt hy hữu cảnh báo nguy cơ với trẻ nhỏ.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Yên Lập (Phú Thọ) ghi nhận một trường hợp mắc bệnh giun rồng là bệnh nhân T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại xã Thượng Long, huyện Yên Lập).
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp người bệnh 49 tuổi bị bỏng giác mạc nặng do nhỏ nhầm dầu gió vào mắt.
VTV.vn - Trước thực trạng thực phẩm chức năng giả tràn lan, Bộ Y tế đang siết chặt quản lý, sửa đổi chính sách và tăng cường hậu kiểm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc vừa cứu sống bé gái 8 tháng tuổi trong tình trạng nguy kịch do sởi biến chứng viêm phổi, suy hô hấp cấp (ARDS) và sốc nhiễm khuẩn nặng.
VTV.vn - Thalassemia là bệnh di truyền phổ biến. IVF kết hợp sàng lọc phôi PGT-M giúp ngăn con mang gen bệnh, hướng tới thế hệ khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
(VTV.vn) – Tóc bạc sớm, rụng tóc lan rộng ở người trẻ, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, cuộc sống. Vì sao xảy ra và đâu là giải pháp an toàn, hiệu quả hiện nay?
VTV.vn - Sản phẩm Ích Niệu Khang giúp giảm tiểu đêm, tiểu nhiều của Công ty TNHH Dược phẩm FOBIC được vinh danh lọt Top 20 thương Hiệu tiêu Biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2025
VTV.vn - Hưởng ứng Ngày Thalassemia Thế giới 8/5, ngành y tế kêu gọi mọi người nâng cao nhận thức, tầm soát sớm và hỗ trợ cộng đồng người bệnh tan máu bẩm sinh.