Cục máu đông, nguyên nhân dẫn tới đột quỵ ở người bệnh COVID-19

PV, icon
08:00 ngày 27/05/2021

VTV.vn - Khi mạch máu xuất hiện các cục máu đông sẽ gây tắc nghẽn sự lưu thông, làm tăng nguy cơ đột quỵ, dẫn đến tử vong.

Hiện nay, virus SARS-CoV-2 là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện các cục máu đông dẫn tới đột quỵ ở người bệnh Covid-19.

Người bệnh COVID-19 có thể bị đột quỵ do cục máu đông

Theo Bloomberg, mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm khác từ COVID-19 là làm xuất hiện cục máu đông lớn trong tim, gan và các bộ phận khác, gây tắc nghẽn mạch máu, suy hô hấp, suy tim, đột quỵ, đe dọa rất lớn đến tính mạng người bệnh. Tháng 11/2020, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân là do virus SARS-CoV-2 đã kích hoạt một loại kháng thể tự miễn trong máu tấn công các tế bào, gây tình trạng đông máu ở động mạch, tĩnh mạch và vi mạch.

Giáo sư Alex Spyropoulos - Viện nghiên cứu y học Feinstein (New York) nhận định COVID-19 là căn bệnh gây đông máu nhiều nhất. PGS. Margaret Pisani, đến từ Đại học Yale (Mỹ) cũng đã nghiên cứu và nhận định đông máu là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh COVID-19 bị kiệt sức nhanh chóng và gây mất oxy trong máu nghiêm trọng, dẫn đến tử vong.

Cục máu đông, nguyên nhân dẫn tới đột quỵ ở người bệnh COVID-19 - Ảnh 1.

Hình ảnh mô tả cục máu đông trong lòng mạch.

Mới đây, kết quả nghiên cứu của GS. Paul Harrison và TS. Maxime Taquet đến từ Khoa Tâm thần học của Đại học Oxford (Anh) và Trung tâm Nghiên cứu Y sinh học Oxford (NIHR) cũng đã chỉ ra rằng trong số các tổn thương do virus SARS-CoV-2 gây ra thì nguy cơ hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch não ở những người bị nhiễm bệnh gấp hơn 100 lần so với ở người bình thường.

Như vậy có thể thấy, đông máu là biến chứng nghiêm trọng không thể coi thường đối với những người nhiễm COVID-19. Bởi máu đông chính nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, kể cả ở người trẻ, với tỷ lệ lên đến 80%. Khi cục máu đông xuất hiện sẽ làm tắc nghẽn sự lưu thông máu, gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ ở não với các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội, giảm thị lực, liệt nửa người, méo miệng… Nguy hiểm hơn là có thể gây đột quỵ dẫn đến tử vong.

Đặc biệt, cho đến hiện tại virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện nhiều biến thể mới ở Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Anh… Những biến thể mới này không chỉ dễ lây nhiễm hơn mà còn có khả năng kháng miễn dịch, kể cả miễn dịch tự nhiên và miễn dịch từ vaccine, làm tăng tỷ lệ xuất hiện máu đông và gây tử vong gấp nhiều lần.

Để giảm hoặc ngăn ngừa tình trạng đông máu ở bệnh nhân COVID-19, các bác sĩ thường sẽ chỉ định thuốc làm loãng máu. Hiện tại, khi vaccine phòng ngừa COVID-19 đã được sản xuất thì Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo mọi người nên tiêm vaccine để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh, tránh làm xuất hiện các cục máu đông.

Có thể ngăn ngừa cục máu đông bằng cách nào?

Đối với người bình thường, không mắc COVID-19, để phòng ngừa sự hình thành cục máu đông dẫn đến đột quỵ, bác sĩ Vũ Trí Thanh – Phó Trưởng cơ sở 2 – Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh cho biết, chúng ta nên tập thể dục thường xuyên, kiểm soát tốt các chỉ số, huyết áp, đường máu, duy trì mức độ cholesterol ở ngưỡng an toàn, ngưng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia.

Tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe trước sự tấn công của đột quỵ có nguyên nhân từ cục máu đông. Trong số các thực phẩm giúp hạn chế hình thành cục máu đông phòng ngừa đột quỵ thì natto (đậu tương lên men) và beni-koji (men gạo đỏ) là 2 món ăn truyền thống của Nhật được coi là "khắc tinh".

Trong thành phần của men gạo đỏ có chứa hợp chất monacolin có công dụng làm giảm mỡ máu, giúp thúc đẩy cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu và triglyceride. Trong natto có thành phần nattokinase. Trong một nghiên cứu thực hiện 6 năm, giáo sư vi sinh Hiroyuki Sumi phát hiện enzym Nattokinase có khả năng làm tan cục máu đông cực mạnh, cao hơn gấp 4 lần enzym plasmin nội sinh trong cơ thể. Khi đi vào máu sẽ dọn sạch sợi tơ huyết vón cục, tăng tuần hoàn não, phòng đột quỵ.

Cục máu đông, nguyên nhân dẫn tới đột quỵ ở người bệnh COVID-19 - Ảnh 2.

Men gạo đỏ và enzym nattokinase có trong NattoEnzym Red Rice giúp tăng công dụng phòng ngừa đột quỵ gấp nhiều lần.

Chính vì thế, khi kết hợp thành phần men gạo đỏ và enzym nattokinase giúp tăng công dụng phòng ngừa đột quỵ gấp nhiều lần. Đó cũng chính là công thức "tuyệt đỉnh", thành phần chính của sản phẩm bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa đột quỵ của Dược Hậu Giang - NattoEnzym Red Rice. Tại Việt Nam, Dược Hậu Giang là đơn vị tiên phong kế thừa thành tựu y học Nhật Bản và cho ra đời sản phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe được Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) chứng nhận chất lượng.

Không chỉ có tác dụng hỗ trợ đánh tan cục máu đông, làm giảm xơ vữa và bền thành mạch mà NattoEnzym Red Rice còn ngăn ngừa nguy cơ hình thành huyết phối, tăng tuần hoàn, giảm nguy cơ di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

NattoEnzym Red Rice được Dược Hậu Giang sản xuất trên dây chuyền công nghệ Nhật Bản, nguyên liệu thiên nhiên nhập khẩu độc quyền từ đất nước mặt trời mọc. Đặc biệt, NattoEnzym Red Rice đảm bảo khuyến nghị 2.000 FU/ ngày của JNKA nên rất tiện lợi cho người dùng.

mau3_260521

TPBVSK viên nang "NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản", giúp cải thiện tình trạng xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; làm tan cục máu đông trong lòng mạch, tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ phòng bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu.

NattoEnzym Red Rice còn hỗ trợ giảm cholesterol máu cho người mỡ máu cao.

Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA)

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 2097/2020/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Dược Hậu Giang có 02 dây chuyền sản xuất viên nén và viên nén bao phim đạt tiêu chuẩn Japan-GMP.

Chi tiết về JPN GMP vui lòng xem tại đây: http://japangmp.dhgpharma.com.vn/vi/

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục