Tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, trong vài tuần qua, đa số trẻ mắc cúm có kết quả xét nghiệm cúm B. Trong khi trước đó, chủ yếu là mắc cúm A. Cả 2 chủng cúm thường có triệu chứng sốt, mệt, đau rát họng, ho khan, đau đầu, đau mỏi người, có thể bị buồn nôn, tiêu chảy. Điều đáng nói, đợt này, số trẻ mắc cúm B có dấu hiệu nặng hơn hẳn mọi năm và đa phần có cả bội nhiễm.
Theo BSCKI. Đỗ Bích Phượng, Khoa Các bệnh nhiệt đới, cha mẹ không cần gọi xét nghiệm cúm B cũng như các xét nghiệm khác cho con tại nhà vì tốn kém mà không tác dụng gì. Đặc biệt, thuốc kháng sinh, kháng virus phải dùng theo chỉ định của bác sĩ chứ không tự ý sử dụng vì có thể gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ
Bệnh cúm B thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường, với những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, nhưng các triệu chứng của bệnh cúm B thường nghiêm trọng hơn.
Bệnh cúm B tiến triển thường lành tính, tuy nhiên ở người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi và trẻ em có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn, trong đó có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
Bệnh cúm B có triệu chứng như thế nào?
Khi mắc cúm B triệu chứng không quá rõ ràng để có thể tự phân biệt được so với cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, người mắc Cúm B có triệu chứng xuất hiện trên nhiều bộ phận của cơ thể.
Trong đó các biểu hiện toàn thân là viêm long đường hô hấp trên, với các triệu chứng ho, sốt cao, đau đầu, đau họng, đau mỏi người… Tùy từng người sẽ có biểu hiện sốt vừa đến sốt cao, cảm giác ớn lạnh. Người mệt mỏi, yếu ớt, bủn rủn chân tay, đau nhức cơ, đau khi vận động.
Ở hệ hô hấp
Không có triệu chứng điển hình của nhiễm cúm, mà thường có các biểu hiện nhầm lẫn với triệu chứng của viêm long đường hô hấp. Chính vì điều này nên người bệnh không thể tự nhận biết, phân biệt được, dễ nhầm lẫn nhiễm cúm B và cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, cần dựa vào các triệu chứng khác để phán đoán bệnh tình và gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị sớm.
Ở hệ tiêu hoá
Ngoài biểu hiện toàn thân, hệ hô hấp, người mắc cúm B có thể gặp phải một số vấn đề ở hệ tiêu hoá như: Buồn nôn, ở trẻ em thường nôn nhiều, kèm theo là đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, ăn không ngon…
Mặc dù là một bệnh lý lành tính, với các biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác, nhưng cúm B cũng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp cấp tính, suy tim, viêm cơ tim, suy thận, nhiễm trùng huyết…
Đối tượng nào dễ mắc cúm B tiến triển nặng và dấu hiệu cần nhập viện
Cúm chưa có biến chứng, nghĩa là loại nhẹ có biểu hiện hội chứng cúm đơn thuần. Cúm có biến chứng cúm nặng là ca bệnh nghi ngờ hoặc xác định có tổn thương ở phổi, với biểu hiện suy hô hấp trên lâm sàng, thở nhanh, khó thở, SpO2 giảm… có hoặc kèm theo các biến chứng thứ phát như viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng.
Người bệnh có các dấu hiệu nặng lên của các bệnh lý mạn tính kèm theo (bệnh phổi, bệnh gan, suy thận, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về máu).
Đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng bao gồm:
- Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ mắc những bệnh mạn tính, chậm phát triển trí tuệ hoặc vận động, hen phế quản, tim bẩm sinh, suy thận mạn, xơ gan; Trẻ suy dinh dưỡng hoặc béo phì nặng; Suy giảm miễn dịch bẩm sinh…
- Người cao tuổi trên 65 tuổi.
- Phụ nữ có thai.
- Người lớn mắc các bệnh mạn tính và suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS).
Cần làm gì khi nghi ngờ mắc cúm B
Với các triệu chứng dễ nhầm lẫn nên nhiều người bệnh thường chủ quan, dẫn đến các biến chứng khi nhiễm cúm B. Vì vậy, nếu có các biểu hiện nghi ngờ, cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài và nặng thêm, sẽ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Tùy từng trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể, với cúm B có biến chứng sẽ được nhập viện để điều trị.
Cúm B chưa biến chứng có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện triệu chứng nhẹ. Nếu triệu chứng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe, nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.
Để phòng bệnh cúm B cũng như các bệnh lây nhiễm khác, người bệnh cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm, tăng cường rửa tay, giữ vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.
Đối với người nghi ngờ mắc cúm B cần phòng lây nhiễm từ người bệnh, cách ly người bệnh ở buồng riêng, thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh, quần áo, dụng cụ của người bệnh.
Nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm, nhất là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm, trong đó có trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi; Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…); Người trên 65 tuổi.
Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc. Đặc biệt, khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - "Trải nghiệm bóng tối" là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm rút ngắn khoảng cách giữa người khiếm thị, người khuyết tật với cộng đồng.
VTV.vn - Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do virus sởi gây ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy dị vật để quên khoảng 03 năm trong âm đạo của bệnh nhi B.C. (sinh năm 2016, ngụ tỉnh Đắk Lắk).
VTV.vn - Cứ tới thời điểm cận Tết, lại xảy ra rất nhiều vụ tai nạn pháo nổ, trong đó nạn nhân đa phần là học sinh còn nhỏ tuổi, thanh, thiếu niên có tính tò mò đã tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bé gái L.N.A.N (2 tháng tuổi, trú tại Quỳ Hợp, Nghệ An) bị nhiễm khuẩn rất nặng do nhiễm tụ cầu vàng.
VTV.vn - Human metapneumovirus không phải là virus mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em tại TP Hồ Chí Minh trong các năm 2023 và 2024.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thuốc giả Theophylline 200mg.
VTV.vn - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Trải qua 2 lần phẫu thuật u giáp nhưng khối u vẫn tái phát, người phụ nữ 35 tuổi quyết định thử các cách chữa dân gian như đắp lá và uống thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Ngừng thở, ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng, đó là tình trạng của bệnh nhân nữ 67 tuổi (Thanh Hoá) sau khi uống một loại bột để chữa viêm dạ dày.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.
VTV.vn - Ngày 6/1, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana.