Diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng nguy hiểm
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, trong tháng 7 vừa qua, trung tâm tiếp nhận hàng chục ca sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo nhập viện. Điều khác biệt năm nay là ở khu vực ngoại thành Hà Nội như Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ… và tại các tỉnh/thành phố khác như Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình…, các ca sốt xuất huyết có vẻ như xảy ra sớm và nặng hơn mọi năm.
Điển hình là bệnh nhân nam 25 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội, sốt 5 ngày nhập viện xét nghiệm dương tính với sốt xuất huyết Dengue, trong quá trình điều trị, bệnh nhân có tình trạng suy gan nặng, tiểu cầu tụt nhanh, máu cô đặc.
Một bệnh nhân khác 66 tuổi, trú tại Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, sốt cao từng cơn (39 độ C), đau đầu, đau mỏi người, khớp gối, nôn khan và tiểu ra máu. Thêm một bệnh nhân nữa là nam giới 39 tuổi, trú tại Hoài Đức, Hà Nội, sốt 5 ngày, vào viện trong tình trạng nặng, cô đặc máu, da lạnh ẩm, mạch nhanh.
Các bệnh nhân được điều trị tích cực Trung tâm Bệnh nhiệt đới, theo phác đồ cụ thể, tình trạng đến nay đã dần được cải thiện và có thể xuất viện trong một vài ngày tới.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có bệnh nhân nguy kịch, tiên lượng xấu, đặc biệt ở người cao tuổi, có bệnh nền. Bệnh nhân T.T.S., nữ, 62 tuổi, Đan Phượng, Hà Nội, vào viện sau gần 1 tuần xuất hiện sốt cao từng cơn, mệt mỏi, đau mỏi người, ăn kém. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, viêm khớp dùng thuốc giảm đau thường xuyên và được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng. Qua xét nghiệm đây là Dengue type 2.
Sau 1 ngày nhập viện, tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu, tiểu cầu giảm mạnh, men gan tăng cao, suy gan. Bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản, thở máy, lọc máu liên tục và điều trị thêm kháng sinh. Tuy nhiên, tình trạng nặng do suy đa tạng nên nguy cơ tử vong rất cao.
Hình ảnh xuất huyết dưới da của một bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue.
Sốt xuất huyết Dengue chẩn đoán và xử trí không kịp thời dễ dẫn đến tử vong
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
Virus Dengue có 4 type là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa.
Sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.
Giai đoạn sốt: Lâm sàng sẽ có các triệu chứng: Sốt cao đột ngột, liên tục. Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn. Da xung huyết. Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi. Cận lâm sàng Hematocrit (Hct) chỉ số các tế bào hồng cầu trong máu bình thường. Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần (nhưng còn trên 100.000/mm3). Số lượng bạch cầu thường giảm.
Giai đoạn nguy hiểm: Thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Có thể có các biểu hiện sau: Đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau nhất là ở vùng gan; nôn ói.
Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 - 48 giờ). Tràn dịch màng phổi, mô kẽ (có thể gây suy hô hấp), màng bụng, phù nề mi mắt. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt huyết áp, không đo được huyết áp, mạch không bắt được, da lạnh, nổi vân tím (sốc nặng), tiểu ít.
Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím. Xuất huyết niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài (tiêu) phân đen hoặc máu, xuất huyết âm đạo hoặc tiểu máu. Xuất huyết nặng: chảy máu mũi nặng (cần nhét bấc hoặc gạc cầm máu), xuất huyết âm đạo nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng (phổi, não, gan, lách, thận), thường kèm theo tình trạng sốc, giảm tiểu cầu, thiếu oxy mô và toan chuyển hóa có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng. Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như acetylsalicylic acid (aspirin), ibuprofen hoặc dùng corticoid, tiền sử loét dạ dày - tá tràng, viêm gan mạn.
Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như tổn thương gan nặng/suy gan, thận, tim, phổi, não, rối loạn tri giác, suy chức năng các cơ quan khác. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở người bệnh có hoặc không có sốc do thoát huyết tương.
Giai đoạn hồi phục: thường từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10: Sốt giảm, tiểu cầu tăng dần trở lại, tiểu nhiều, cảm giác ăn ngon miệng trở lại. Thời kỳ lại sức kéo dài có thể hàng tháng sau.
Cũng theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, khi có những dấu hiệu sốt cao đột ngột, liên tục không giảm, đau đầu, đau mỏi người, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để bác sĩ để thăm khám, xét nghiệm và đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng. Sốt xuất huyết cần được chẩn đoán và có phác đồ điều trị sớm, tránh tự ý uống thuốc và truyền dịch tại nhà.
Muỗi vằn aedes aegypti là nguồn lây bệnh chính. Muỗi thường sống ở các khu vực gần với nơi con người sinh sống, khu đô thị. Cần lưu ý xử lý, loại bỏ các khu vực tối tăm, ẩm thấp, môi trường nước đọng tạo điều kiện để muỗi sinh sôi, phát triển. Ngoài ra cần phun thuốc diệt côn trùng, diệt muỗi, sử dụng các thiết bị đuổi, bắt muỗi, lắp đặt lưới chắn muỗi cửa sổ và dùng màn khi ngủ.
"Hiện nay ở Việt Nam chưa có vaccine cũng như chưa có thuốc đặc trị cho sốt xuất huyết Dengue. Do đó, khi nghi ngờ hoặc bị sốt xuất huyết, người bệnh cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế, nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước. Có thể uống Paracetamol để hạ sốt và làm dịu cơn đau. Tuyệt đối không uống Aspirin hoặc Ibuprofen vì hai thuốc này có thể tăng nguy cơ xuất huyết", PGS.TS. Đỗ Duy Cường nhấn mạnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Quầng thâm mắt khiến bạn trông mệt mỏi và già hơn vài tuổi. Sau đây là cách các chuyên gia gợi ý để khắc phục tình trạng này.
VTV.vn - Thuật ngữ Shinrin-yoku (Tắm rừng) ra đời từ những năm 1980 ở Nhật Bản. Dành một chút thời gian, nhắm mắt lại, để sự tĩnh lặng xung quanh tác động đến tâm trạng của bạn...
VTV.vn - Bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark (Đồng Nai) vừa phẫu thuật lấy hơn 50 viên sỏi trong túi mật cho nam bệnh nhân 28 tuổi, ngụ TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận 2 trường hợp phải nhập viện với chẩn đoán bỏng kết giác mạc do nhựa cây xương rồng bắn vào mắt.
VTV.vn - Bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark (Đồng Nai) vừa gắp dị vật là một bàn chải đánh răng dài 15cm trong thực quản bệnh nhân nữ 19 tuổi.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 37/2024.
VTV.vn - Bên cạnh việc chăm sóc cơ thể bằng mỹ phẩm, thẩm mỹ thì những loại thực phẩm dùng hàng ngày cũng giúp phụ nữ khỏe đẹp hơn.
VTV.vn - Khoa Hô hấp đơn nguyên 2 - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa điều trị thành công ca bệnh viêm phổi hít do uống nhầm dầu thắp hương.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đơn vị y tế tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt sau bão; phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường...
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận một bệnh nhi 3 tuổi, ngụ tại TP Hồ Chí Minh, vào viện với triệu chứng đau bụng kèm nôn ói.
VTV.vn - Thời gian gần đây, ca mắc sốt xuất huyết và sởi tại Đắk Lắk liên tục gia tăng khiến các cơ sở y tế phải tăng cường nhân lực và vật lực để đảm bảo điều trị cho bệnh nhân.
VTV.vn - Theo bác sĩ Youn, chủ nhân kênh TikTok có hơn 300 triệu người thích, mí mắt giật là hiện tượng khá phổ biến.
VTV.vn - Có những điều tưởng như quen thuộc lại đang làm hại đến làn da của bạn.
VTV.vn - Đèn đường, biển báo, đèn xe… có thể khiến cho đường sá an toàn và cải thiện cảnh quan, nhưng thật bất ngờ khi nó lại gây hại trực tiếp cho sức khỏe.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận cấp cứu thành công cho một bệnh nhân nữ 27 tuổi, mang thai 40 tuần bị phản vệ mức độ nguy kịch do thuốc.