Giải đáp thắc mắc về bệnh lý vô sinh hiếm muộn và Kỹ thuật mới tăng tỷ lệ IVF thành công

PV, icon
08:00 ngày 12/03/2021

VTV.vn - Từ ngày 12-18/3/2021, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh phối hợp cùng Báo Điện tử VNExpress tổ chức Tuần Tư vấn về vô sinh hiếm muộn "Vô sinh không vô vọng".

Chương trình nhằm giải đáp các thắc mắc của độc giả về các bệnh lý vô sinh nữ, vô sinh nam cùng những kỹ thuật mới tăng tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm. Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành Hỗ trợ sinh sản, Nam học, Phụ Sản, Nhi-Sơ sinh, Xét  nghiệm, Tế bào gốc, Phôi học…

Giải đáp thắc mắc về bệnh lý vô sinh hiếm muộn và Kỹ thuật mới tăng tỷ lệ IVF thành công - Ảnh 1.

Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vô sinh hiếm muộn chính là mối lo hàng đầu của nhân loại trong thế kỷ 21 và là căn bệnh nguy hiểm thứ 3 sau ung thư và tim mạch. Tình trạng này đang ngày càng trẻ hóa và chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt ở Việt Nam, tỷ lệ này chiếm 8-10% ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.

Nhằm tạo điều kiện cho cặp vợ chồng mong con được tiếp cận thông tin khoa học chính thống, gặp gỡ các chuyên gia điều trị vô sinh hiếm muộn hàng đầu tại Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh phối hợp cùng Báo điện tử VnExpress tổ chức Tuần tư vấn về vô sinh hiếm muộn "Vô sinh không vô vọng" từ ngày 12-18/3/2021.

Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đến từ hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh gồm: TTND.PGS.TS.BS Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm IVFTA Hà Nội; ThS.BS Giang Huỳnh Như - Giám đốc Trung tâm IVFTA TP.HCM; NGND.GS.TS.BS Trần Quán Anh - Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu - Nam học; NGND.PGS.TS. BS. Nguyễn Thị Hà - Trưởng khoa Xét nghiệm; ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê - Bác sĩ cao cấp khoa Phụ sản; BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Cố vấn chuyên môn khối Sản - Phụ khoa; TS.BS Cam Ngọc Phượng - Giám đốc Trung tâm Sơ sinh; TS.BS Từ Thành Trí Dũng - Trưởng khoa Nam học; TS Thẩm Thị Thu Nga - Trưởng LAB trung tâm Tế bào gốc; BS.CKII Trần Thị Thanh Nga - Giám đốc Trung tâm xét nghiệm… cùng các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nam học, phụ sản, nhi-sơ sinh, xét nghiệm, tế bào gốc, mô phôi học, lab…

Ngay bây giờ, độc giả có thể đặt câu hỏi tại fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia tư vấn trong chương trình.

"Thời điểm vàng" điều trị vô sinh hiếm muộn

Theo PGS.TS.BS Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội, có 4 yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm (IVF), đó là: Độ tuổi của người phụ nữ, thời điểm bắt đầu điều trị, phác đồ điều trị toàn diện cho cả nam và nữ; kết hợp với kỹ thuật, trang thiết bị và phòng LAB đạt chuẩn.

Chính vì vậy, khi hai vợ chồng không sử dụng các biện pháp tránh thai trên 1 năm mà chưa có con cần thăm khám ngay để không bỏ lỡ "thời điểm vàng" trong điều trị. Bên cạnh đó, những cơ sở có sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại cùng phác đồ điều trị cá thể hóa phù hợp cũng giúp hạn chế những đau đớn và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Việc thăm khám muộn, chẩn đoán và điều trị không đúng phương pháp khiến quá  trình điều trị có thể kéo dài 5-7 năm, thậm chí cả thập kỷ mới "tìm được con".

Kết hôn ở tuổi ngấp nghé tứ tuần lại mắc phải 3 "bệnh" khó có con cùng lúc: suy buồng trứng, tắc 2 vòi trứng và niêm mạc rất mỏng, chị Trần Thu Hà (Hà Nội) đã "gõ cửa" 4 bệnh viện lớn tại Hà Nội nhưng đều nhận được cái lắc đầu.

Chị kể, năm 2016, chị đi kiểm tra sức khỏe sinh sản, sét đánh ngang tai khi bác sĩ bảo chị bị "cạn trứng" do tắc vòi trứng và chỉ số AMH chỉ còn 0.4. Bác sĩ tư vấn chị nên làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Trong thời gian chuẩn bị, chị bất ngờ mang thai, nhưng niềm vui chẳng tày gang khi ở tuần thai thứ 7, chị bị mất tim thai. Quãng thời gian đó chị bị trầm cảm nặng. Lúc này, hành trình tìm con càng khó khăn hơn khi chỉ số AMH chỉ còn 0.26, lại lớn tuổi, vợ chồng chị đi khắp các bệnh viện nhưng đều bị từ chối vì "cơ hội có con bằng noãn tự thân vô cùng thấp chỉ 5%".

Giải đáp thắc mắc về bệnh lý vô sinh hiếm muộn và Kỹ thuật mới tăng tỷ lệ IVF thành công - Ảnh 2.

Dù chỉ số AMH chỉ còn 0.26 nhưng chị Trần Thu Hà đã thành công trong lần chuyển phôi đầu tiên tại IVF Tâm Anh

"Lúc đó tôi gần như suy sụp và không còn thiết tha chữa trị nhưng mẹ ruột tôi vẫn muốn tôi tiếp tục ‘chiến đấu’. Bà đặt lịch ở bệnh viện Tâm Anh và đề nghị tôi đến khám, do đó khi đến bệnh viện tôi hoàn toàn không có sự chuẩn bị. Tôi may mắn gặp được Phó giáo sư Lê Hoàng, Thầy khuyên tôi đừng mất niềm tin vì còn nước còn tát nên khát khao trong tôi lại trỗi dậy", chị Hà nhớ lại.

Để tránh các nguy cơ có thể xảy ra khi kích thích buồng trứng cho những phụ nữ lớn tuổi, suy buồng trứng, đáp ứng buồng trứng kém như không có nang trội, chọc hút không có noãn (hội chứng nang trống)..., một phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ được PGS.TS.BS Lê Hoàng "thiết kế riêng" cho chị Hà.

Theo đó, mỗi lần chị kích trứng thu được 1-2 trứng và trải qua 6 chu kỳ với 4 lần kích trứng, chị Hà tạo được 4 phôi tốt. Tháng 2/2020, chị quyết định chuyển phôi thì tiếp tục gặp "rào cản" vì niêm mạc quá mỏng, chỉ được 5.4mm ở ngày 10 của chu kỳ.

Lúc này, các bác sĩ tại IVFTA lại tiếp tục "may đo" một phác đồ điều trị niêm mạc mỏng cho chị bằng phương pháp ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. "Nằm trên bàn siêu âm mà lòng tôi như lửa đốt, đến khi nghe bác sĩ bảo ‘trời thương chị ạ, niêm mạc 8.1 có thể chuyển phôi’ tôi mới dám thở phào nhẹ nhõm", chị Hà nhớ lại.

Chị Hà được chuyển 2 phôi và may mắn đậu song thai trong lần đầu thụ tinh ống nghiệm tại IVFTA. Hành trình mang thai vô cùng vất vả như bị nghén rất nặng phải nhập viện liên tục, tiểu đường thai kỳ, tụt cổ tử cung, tiền sản giật… nhưng được sự chăm sóc đặc biệt của các bác sĩ khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị đã hạ sinh 2 bé gái khỏe mạnh bằng phương pháp sinh mổ ở tuần thai 36.

Hoàn cảnh hiếm muộn cũng éo le không kém chị Trần Thu Hà, 7 năm sau ngày cưới, chị Phạm Thị Thu Hà (Hà Nội) từng 7 lần mang thai tự nhiên nhưng cả 7 lần đều sảy thai ở giai đoạn sớm không rõ nguyên nhân.

Chị Thu Hà cho biết, khi vừa mới cấn bầu là chị lại bị ra máu, beta cứ đến khoảng gần 1000 là bắt đầu giảm nhanh và mất con ngay từ giai đoạn sớm. Sảy lần đầu chị nghĩ do mình chưa có kinh nghiệm giữ thai, đến lần 2 chị bắt đầu lo lắng nghĩ cơ địa không bình thường và chủ động đi khám. Vợ chồng chị làm hết tất cả xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu về ADN đều bình thường nhưng không tìm được nguyên nhân sảy thai sớm của chị.

Giải đáp thắc mắc về bệnh lý vô sinh hiếm muộn và Kỹ thuật mới tăng tỷ lệ IVF thành công - Ảnh 3.

Nhờ thụ tinh ống nghiệm tại IVF Tâm Anh, chị Phạm Thị Thu Hà đã được làm mẹ sau 7 lần sảy thai không rõ nguyên nhân

Mang bệnh án "vô sinh không rõ nguyên nhân", nghe ở đâu có thầy hay thuốc tốt, chị đều tìm đến mong được một lần hữu duyên con cái. Chị không đếm xuể đã uống bao nhiêu loại thuốc từ tây y, đông y, thuốc bổ… đến phù cả người nhưng vẫn không có kết quả.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Giang Huỳnh Như, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, ngoài những nhóm nguyên nhân gây vô sinh ở nữ và nam có thể xác định được, có khoảng 10% các trường hợp hai vợ chồng hoàn toàn bình thường nhưng lâm vào cảnh hiếm muộn.

"Theo thống kê, có khoảng 1/3 các trường hợp vô sinh hiếm muộn không thể giải thích được nguyên nhân cụ thể. Kết quả kiểm tra hệ thống sinh sản của họ hoàn toàn khỏe mạnh, buồng trứng, vòi trứng, tử cung, tinh dịch đồ cùng nhiều xét nghiệm khác đều trong giới hạn bình thường nhưng vẫn không thể thụ thai tự nhiên hoặc sảy thai không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, vô sinh không rõ nguyên nhân không phải là ‘vô phương cứu chữa’. Hiện nay, nhờ sự tiến bộ của y học, với sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại và các chuyên gia nhiều kinh nghiệm có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho những trường hợp này. Các cặp vợ chồng cần đi khám ở những cơ sở uy tín để không bỏ lỡ ‘thời điểm vàng’ trong điều trị", bác sĩ Giang Huỳnh Như nói thêm.

Nghe lời mách bảo của người thân, bạn bè, chị Thu Hà quyết tâm thêm một lần nữa đi tìm con tại IVF Tâm Anh. Mọi việc diễn ra thuận lợi và may mắn chị đã có thai ngay sau lần chuyển phôi đầu tiên. Ngày thứ 4 sau chuyển phôi, chị bị ra dịch nâu, với diễn biến như những lần trước khiến chị vô cùng hoảng sợ. Vốn đã tiên lượng nguy cơ có thể xảy ra với bệnh nhân, bác sĩ trung tâm Hỗ trợ sinh sản kết hợp với khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh áp dụng phác đồ dưỡng thai đặc biệt cùng chị Hà vượt qua "nỗi ám ảnh" mất con. Ngày 14 sau chuyển phôi, cầm xét nghiệm beta trên tay, chị Hà hoàn toàn bất ngờ với kết quả trên 3000. Chị đã mang song thai ngay lần đầu thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Tâm Anh sau 7 năm mong chờ.

"Thống kê trên thế giới cho thấy, với phụ nữ trên 35 tuổi tỷ lệ IVF thành công sẽ giảm. Tuy nhiên, độ tuổi trung bình đến với IVF Tâm Anh là từ 38 - 39 tuổi, thậm chí có những bệnh nhân hơn 50 tuổi, nhưng tỷ lệ IVF thành công của chúng tôi hiện nay vẫn khá cao: trung bình là 63% (năm 2020), thậm chí lên đến hơn 70% ở đối tượng dưới 30 tuổi", Phó giáo sư Lê Hoàng chia sẻ.

Giải đáp thắc mắc về bệnh lý vô sinh hiếm muộn và Kỹ thuật mới tăng tỷ lệ IVF thành công - Ảnh 4.

Khu LAB kỹ thuật cao của Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản IVFTA

Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA) là trung tâm đầu tiên và duy nhất trên cả nước trang bị phòng LAB đạt chuẩn ISO 5 - đạt độ vô khuẩn cao với hệ thống clean room kiểm soát không khí riêng biệt, đáp ứng toàn diện yêu cầu môi trường nuôi cấy, tạo điều kiện tốt nhất cho sự làm tổ và phát triển phôi trong thụ tinh ống nghiệm, giảm thiểu tối đa các yếu tố gây stress lên phôi.

Giải đáp thắc mắc về bệnh lý vô sinh hiếm muộn và Kỹ thuật mới tăng tỷ lệ IVF thành công - Ảnh 5.

IVF Tâm Anh đã mang “tin vui” đến cho nhiều phụ nữ lớn tuổi

Bên cạnh đó, IVF Tâm Anh áp dụng các công nghệ và kỹ thuật điều trị vô sinh hiếm muộn mới nhất trong khu vực và thế giới, như: Ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị nội mạc tử cung mỏng, suy nội mạc, sảy thai nhiều lần liên tiếp; phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ cho phụ nữ có dự trữ buồng trứng (AMH) thấp, suy buồng trứng sớm, đáp ứng buồng trứng kém, buồng trứng đa nang; xét nghiệm ERA Test đánh giá khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung; trưởng thành trứng non (IVM); tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI); hỗ trợ phôi thoát màng; xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT); trữ lạnh giao tử (tinh trùng, trứng); Trữ lạnh mô (mô tinh hoàn, mô buồng trứng)… cùng các phác đồ tiên tiến, các loại thuốc mới… góp phần tăng tỷ lệ IVF thành công, đồng thời đảm bảo sức khỏe tốt và chất lượng cuộc sống cho người mẹ sau này.

TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN, BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH (IVFTA)

Hà Nội:

Địa chỉ: 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP.Hà Nội

Hotline: 1800 6858

TP Hồ Chí Minh:

Địa chỉ: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0287 102 6789

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục