Ngày 30/7, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện, Công ty Cổ phần VTVCorp tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm Chương trình Hành trình Đỏ - Kết nối dòng máu Việt (2013 - 2022).
Xuất phát từ tình trạng khan hiếm máu cho điều trị vào mỗi dịp hè, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và Công ty cổ phần VTVCorp đã đề xuất ý tưởng tổ chức chương trình Hành trình Đỏ. Chương trình đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Lãnh đạo Bộ Y tế và nhiều bộ, ban, ngành, các địa phương, đơn vị.
Năm 2013, Hành trình Đỏ - Chiến dịch vận động hiến máu xuyên Việt ra đời; 100 tình nguyện viên được tuyển chọn đã lên đường theo 2 cánh quân và hội ngộ tại Thủ đô Hà Nội sau 22 ngày tổ chức hiến máu tại 15 tỉnh/thành phố. Vượt qua vô vàn khó khăn, Hành trình Đỏ năm đầu tiên đã thu về hơn 17.500 đơn vị máu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại hội nghị tổng kết.
Nói về những ngày đầu đầy khó khăn ấy, GS. AHLĐ. Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, nguyên Trưởng Ban tổ chức Hành trình Đỏ 2013 - 2017 nhớ lại: "Sau 5 năm tổ chức Lễ hội Xuân hồng để giải quyết vấn đề thiếu máu sau Tết, tình trạng này vào dịp hè vẫn còn rất trầm trọng trên quy mô cả nước. Hành trình Đỏ ra đời chính là lời giải hiệu quả cho bài toán này. Lần đầu tiên, năm 2013, Hành trình Đỏ chỉ đi qua được 15 tỉnh/thành phố; khi ấy nguồn lực, kinh phí, kinh nghiệm đều rất hạn chế. Sau đó, Ban tổ chức ngày càng củng cố thêm về nhận thức, kinh nghiệm và cách thức triển khai để quyết định đưa Hành trình Đỏ trở thành chương trình thường niên".
Ra đời trong sự cấp thiết về việc đảm bảo nguồn máu cho cấp cứu và điều trị, Hành trình Đỏ đã trở thành hoạt động trọng tâm của chiến dịch "Những giọt máu hồng hè" hằng năm và ngày càng nhận được sự tham gia của nhiều địa phương cùng sự hưởng ứng của đông đảo người dân. Sau mỗi năm tổ chức, Hành trình Đỏ đều lập kỷ lục mới về số ngày tổ chức, số địa phương tham gia và số đơn vị máu tiếp nhận được.
Người dân tham gia hiến máu tại Hành trình Đỏ năm 2019.
Nếu năm đầu tiên, chương trình chỉ diễn ra tại 15 tỉnh, thành phố trong 22 ngày, thì năm tiếp theo, con số này lần lượt là 25 địa phương và 27 ngày. Năm 2017, kỳ thứ 5 tổ chức, đã có 28 địa phương tham gia liên tục trong 36 ngày. Trải qua 5 năm thành công vang dội, Hành trình Đỏ năm thứ VI - 2018 đã có nhiều sự thay đổi trong cách thức tổ chức, 26 tỉnh/thành phố đã hoàn toàn chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng chỉ tiêu, chương trình và triển khai các hoạt động phù hợp trong 32 ngày với 100 điểm hiến máu, thu về hơn 39.000 đơn vị máu.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, chương trình năm 2020 - 2021 bị ảnh hưởng không nhỏ, thậm chí, năm 2021 phải kéo dài 114 ngày. Năm 2022 ghi dấu kỷ lục mới của Hành trình Đỏ; đã có 46 tỉnh/thành phố tham gia trong 60 ngày, tổ chức 507 điểm hiến máu chính và 1.858 điểm hiến máu hưởng ứng, tiếp nhận trên 120.000 đơn vị máu, số lượng máu này cao gấp 7 lần so với năm đầu tổ chức.
Lượng máu tiếp nhận được của Hành trình Đỏ không chỉ góp phần đảm bảo nguồn máu cho cấp cứu, điều trị tại các địa phương trong dịp thiếu máu hè mà còn góp phần điều tiết máu trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt, lần đầu tiên gần 17.000 đơn vị máu của Hành trình Đỏ năm 2021 (trong đó có 14 đơn vị máu hiếm) đã kịp thời chi viện, khắc phục tình trạng khan hiếm máu ở miền Nam.
Người dân tham gia hiến máu tại Hành trình Đỏ 2018.
Trong 10 kỳ tổ chức (2013 - 2022), Hành trình Đỏ đã thu hút hàng triệu lượt người tham dự, 462 ngày tổ chức, 2.365 buổi hiến máu, tiếp nhận gần 700.000 đơn vị máu. Đã có 58/63 tỉnh/thành phố trên cả nước tổ chức Hành trình Đỏ; 5 địa phương tổ chức cả 10 kỳ: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng và nhiều địa phương đã tổ chức 9 kỳ, 8 kỳ…
Nhiều tỉnh/thành phố đã tổ chức thành công Hành trình Đỏ với các ngày hội trên 1.000 đơn vị máu, tổ chức với hình thức Hành trình Đỏ mini ngay tại địa phương và đưa các ngày hội hiến máu về huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Hầu hết các địa phương cũng lồng ghép tôn vinh các tập thể, cá nhân hiến máu tiêu biểu trong khuôn khổ sự kiện Hành trình Đỏ; qua đó vừa tạo hiệu ứng truyền thông tốt, vừa lan toả được những tấm gương tích cực về hiến máu tình nguyện.
Tròn một thập kỷ bền bỉ vượt khó tổ chức, Hành trình Đỏ đã đạt được mục tiêu và sứ mệnh đề ra: góp phần thay đổi nhận thức của hàng triệu người dân về hiến máu tình nguyện, mở rộng đối tượng hiến máu; cơ bản khắc phục tình trạng khan hiếm máu dịp hè; xây dựng, đào tạo lực lượng tình nguyện viên tại các địa phương; góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng bệnh tan máu bẩm sinh; giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử dân tộc, về tình yêu thương cộng đồng. Hành trình Đỏ cũng là cơ hội để ngành y tế địa phương tập dượt và thuần thục quy trình tổ chức hiến máu với số lượng lớn, tiếp nhận máu an toàn trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19.
Thành công của Hành trình Đỏ 10 năm ghi dấu ấn sự quan tâm của các cấp lãnh đạo; sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân, sự phối hợp nhịp nhàng của các đơn vị tổ chức, sự chủ động, vào cuộc đầy trách nhiệm của các địa phương và sự đồng hành của các đơn vị tài trợ, các cơ quan truyền thông, các nghệ sĩ…
Hành trình Đỏ với sự hưởng ứng của nhiều tỉnh, thành cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu.
TS.BS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Trưởng Ban tổ chức Hành trình Đỏ 2018 - 2022 khẳng định: "Lần đầu tiên, chúng ta có được một chiến dịch về hiến máu quy mô nhất, kéo dài nhất. Hành trình Đỏ đã huy động và tập hợp được đa dạng các lực lượng tham gia hiến máu, đã kêu gọi được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đã tranh thủ được sự hỗ trợ tối đa của các cơ quan truyền thông. Một thập kỷ bền bỉ với 58 tỉnh/thành phố tham gia, 700.000 đơn vị máu được tiếp nhận, Hành trình Đỏ đã vượt xa giới hạn của một chương trình vận động hiến máu đơn thuần, mà trở thành hoạt động xã hội nhân văn sâu sắc. Khẩu hiệu Hành trình Đỏ - Kết nối dòng máu Việt đã trở thành lời hiệu triệu, huy động sức mạnh toàn dân trên dải đất hình chữ S cùng tham gia vào chiến dịch hiệu quả nhất, thành công nhất trong phong trào hiến máu nước ta".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối iod, bao gồm muối iod dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, ngày 6/11/2024, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Các bác si Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiến hành nối cẳng chân bị máy cưa cắt đứt rời cho nam bệnh nhân 71 tuổi.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ 81 tuổi, có khối u bướu giáp khổng lồ tồn tại 30 năm
VTV.vn - Nam bệnh nhân L.V.S. (65 tuổi, Hải Dương) có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể.
VTV.vn - Gout là một dạng viêm khớp khá phổ biến thường gây ra đau nhức, khó chịu. Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt vừa can thiệp kịp thời cứu một nam bệnh nhân còn rất trẻ, mới chỉ 31 tuổi nhưng đã bị nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Thoái hóa điểm vàng dễ gặp khi con người bước vào tuổi trung niên. Vì thế cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
VTV.vn - Đó là trường hợp của nữ bệnh nhân N.H.M.T. (sinh năm 2000, quê Khánh Hòa) khi mắc phải căn bệnh Wilson thể gan - thần kinh hiếm gặp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 42 tuổi, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng đau ngực dữ dội..
VTV.vn - Gần đây, nhiều người đến bệnh viện cấp cứu do bị suy kiệt thể trạng, phù phổi dẫn đến hôn mê. Nguyên nhân là do nhiều ngày nhịn ăn và chỉ uống nước kiềm.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 56 tuổi (Hà Tĩnh) nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
VTV.vn - Trong tuần 44 (từ 28/10 - 3/11/2024), số ca mắc sởi ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi và nhóm từ 11 tuổi trở lên.
VTV.vn - Một ngư dân đang đánh bắt hải sản trên biển thì bất ngờ bị thương được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liền điều trị.