Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân và nhiều kỹ thuật mới tăng tỷ lệ IVF thành công

P.V, icon
08:00 ngày 05/11/2021

VTV.vn - Ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân giúp bệnh nhân nội mạc tử cung mỏng, nhiều lần chuyển phôi thất bại, hạnh phúc đón con yêu tại Trung tâm IVF Bệnh viện Tâm Anh.

Hạnh phúc của người mẹ lần đầu có con sau cả thập kỷ điều trị vô sinh

Với bệnh nhân hiếm muộn, có 3 từ không bao giờ muốn nhắc đến là "xin trứng", "xin tinh trùng" và "mang thai hộ", ThS.BS Giang Huỳnh Như, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM được đông đảo bệnh nhân gửi gắm hy vọng còn sót lại sau hành trình chạy chữa nhiều nơi nhưng không thành công.

Cách đây 2 tháng, một nữ bệnh nhân đến thăm khám tại IVFTA HCM cầm trên tay xấp bệnh án rất dày, hầu như tất cả các trung tâm thụ tinh ống nghiệm tại miền Nam đều có dấu chân của bệnh nhân. Mới 29 tuổi, nhưng đã phải trải qua 7 năm chịu cảnh vô sinh, 4 lần mổ nội soi tử cung buồng trứng, 8 lần chuyển phôi không thành công, không còn một phôi nào, bệnh nhân đã đủ tiêu chí khuyến cáo mang thai hộ. Thế nhưng, bệnh nhân có một ước mơ cháy bỏng là được cầm trên tay kết quả xét nghiệm Beta HCG dương tính báo hiệu có thai.

"Khi bước vào quá trình điều trị, mong ước của một người phụ nữ là mang thai và ẵm em bé về nhà, riêng đối với cô gái này chỉ mong ước cầm trên tay tờ xét nghiệm thử thai dương tính, chỉ mong ước bấy nhiêu đó nhưng mãi vẫn chưa được. Nghe cô gái ấy nói như thế nên tôi đã quyết định cố gắng thêm một lần nữa, mặc dù cô ấy không còn phôi nào. Tôi phải cho kích thích buồng trứng lại, thu được 7 trứng, sau cùng chỉ có 2 phôi ngày 5 loại 2, không được phôi loại 1. Trước khi chuyển phôi, tôi sử dụng kỹ thuật bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. Khi nhìn thấy hình ảnh siêu âm tim thai nhấp nháy trên máy, cô ấy đã bật khóc. Những giọt nước mắt đó chính là động lực, không chỉ cho bản thân tôi mà còn là toàn bộ ekip IVFTA HCM", ThS.BS Giang Huỳnh Như chia sẻ.

Một trong những yếu tố làm nên thành công cho ca khó này, đó chính là việc thay đổi phác đồ điều trị viêm nội mạc tử cung mãn tính, và bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân để cải thiện niêm mạc cho người bệnh. "Chúng tôi cũng có hậu phương cực kỳ vững chắc, đó chính là phòng labo sạch đạt tiêu chuẩn ISO5 cùng hệ thống nuôi cấy ngày 5 và đánh giá động học phát triển của phôi bằng công nghệ camera ghi hình liên tục - timelapse kết hợp đánh giá lựa chọn phôi bằng trí tuệ nhân tạo AI", bác sĩ Giang Huỳnh Như cho biết.

Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân và nhiều kỹ thuật mới tăng tỷ lệ IVF thành công - Ảnh 1.

Thạc sĩ, bác sĩ Giang Huỳnh Như - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM đang chọc hút noãn cho bệnh nhân VSHM, tháng 9/2021. Ảnh: Phong Lan.

Một trường hợp khác, cũng 10 năm mong con, chị Vũ Như Ngọc (41 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội) trải qua 3 lần IUI và 6 lần IVF nhưng không thành công. Tháng 10/2020, chị đến IVF Tâm Anh Hà Nội tiếp tục hành trình tìm con.

Chị tạo được 3 phôi ngày 5. Phôi được sàng lọc bằng xét nghiệm di truyền tiền làm tổ dựa trên công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới (NGS) để sàng lọc phôi để phát hiện lệch bội NST. Tháng 11/2020, chị Nguyệt được phẫu thuật nội soi thăm dò buồng tử cung, bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân để cải thiện tỷ lệ phôi làm tổ sau nhiều lần IUI và IVF thất bại. Đầu năm 2021, chị bước vào lần chuyển phôi thứ 7 sau gần 10 năm mong con, đây cũng là lần đầu tiên chị điều trị tại IVFTA. Ngày 30/9/2021, gia đình chị viên mãn đón thành viên mới sau lần chuyển phôi ngày 5 duy nhất tại IVFTA.

"Nhiều bệnh nhân đến với chúng tôi sau khi trải qua quá trình điều trị khó khăn, kéo dài, thậm chí vô vọng, và may mắn đã có được con ‘chính chủ’ nhờ kỹ thuật bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân kết hợp với các phương pháp điều trị hiện đại khác", Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội chia sẻ.

Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân - niềm hy vọng mới cho bệnh nhân vô sinh

Bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) là một kỹ thuật hiện đại mà Y học sinh sản trên Thế giới đang sử dụng. Phương pháp này ứng dụng trên nội mạc tử cung mỏng, thất bại làm tổ nhiều lần và viêm nội mạc tử cung mãn tính.

Kỹ thuật bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) du nhập về Việt Nam và nghiên cứu ứng dụng lần đầu tiên tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh từ tháng 2/2020, cho đến nay đã đạt được rất nhiều thành tựu.

Với bệnh nhân có tiền sử ít nhất 2 lần hủy chu kỳ chuyển phôi do niêm mạc tử cung mỏng, sau khi được bơm PRP thì có 50% niêm mạc đủ điều kiện chuyển phôi. Trong số những người chuyển phôi có 50% thành công. Với bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần, ít nhất 2 lần chuyển phôi trước đó không có thai, nếu được bơm PRP thì tỷ lệ có thai lâm sàng (tức là siêu âm thấy thai) là 53%, trong khi ở nhóm không bơm là 37%. Bước đầu chương trình nghiên cứu và ứng dụng bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân cho bệnh nhân niêm mạc mỏng và thất bại làm tổ nhiều lần của ekip chuyên gia vô sinh hiếm muộn Hệ thống BVĐK Tâm Anh mang lại kết quả rất khả quan.

Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân và nhiều kỹ thuật mới tăng tỷ lệ IVF thành công - Ảnh 2.

Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân được xử lý ngay tại Trung tâm Tế bào gốc BVĐK Tâm Anh. Ảnh: Phong Lan

Khác với huyết tương giàu tiểu cầu có sẵn (thường được sử dụng trong trị liệu thẩm mỹ), đây là chế phẩm sinh học tương thích nhất với cơ thể người bệnh, tránh được tình trạng thải ghép. Tuy nhiên để có được huyết tương giàu tiểu cầu đảm bảo chất lượng cao nhất nhằm điều trị hiệu quả và an toàn cho người sử dụng, cần được thực hiện với các trang thiết bị máy móc chuyên dụng, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt, đó cũng là những khuyến cáo cần thiết được các chuyên gia ở nhiều quốc gia như Ý, Iran, Trung Quốc, Ấn Độ, Venezuela nhắc tới trong các báo cáo khoa học về thành công của phương pháp hiện đại này.

Theo bác sĩ Lê Hoàng, huyết tương giàu tiểu cầu có 2 loại là huyết tương giàu tiểu cầu bình thường và huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. Trên thị trường có bán huyết tương giàu tiểu cầu được chế biến sẵn, tuy nhiên độ an toàn được chứng minh không cao bằng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân - loại huyết tương lấy trực tiếp máu của bệnh nhân và tiến hành tách chiết thu được.

"Bình thường trong máu có số lượng tiểu cầu khoảng 100.000 - 200.000 tiểu cầu/ml. Tại IVFTA, chúng tôi sẽ lấy khoảng 5ml máu của bệnh nhân để chiết xuất, cô đặc lại để trong huyết tương chỉ còn tiểu cầu. Chúng tôi sẽ theo dõi bệnh nhân từ đầu chu kỳ, sử dụng các phác đồ kích thích niêm mạc tử cung. Đến thời điểm ngày 10 - 12 sẽ đo nội mạc tử cung, nếu chưa đạt yêu cầu sẽ tiến hành phương pháp bơm huyết tương giàu tiểu cầu.

Tất quả quá trình lấy máu bệnh nhân, tách chiết thu huyết tương giàu tiểu cầu tại IVFTA chỉ diễn ra trong khoảng 1 tiếng, sau đó bệnh nhân được bơm lại huyết tương ngay tại chỗ, không cần chờ đợi quá lâu. Sau đó bệnh nhân tiếp tục được theo dõi, đánh giá sự phát triển của niêm mạc tử cung. Khi niêm mạc đạt yêu cầu sẽ tiến hành chuyển phôi", bác sĩ Lê Hoàng cho biết.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ có thai tăng lên 53% sau khi bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. Đây là một con số cao đối với nhóm bệnh nhân nội mạc tử cung mỏng hoặc thất bại làm tổ nhiều lần.

Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân và nhiều kỹ thuật mới tăng tỷ lệ IVF thành công - Ảnh 3.

Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng (thứ 2 từ phải qua) đang phẫu thuật cho bệnh nhân hiếm muộn. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Triển khai đồng bộ nhiều kỹ thuật, nâng cao tỷ lệ IVF thành công

Theo ThS.BS Giang Huỳnh Như, tại IVFTA có rất nhiều kỹ thuật, huyết tương giàu tiểu cầu tự thân là một trong những kỹ thuật mà đơn vị này đang triển khai thực hiện, với mục tiêu giảm đi khó khăn và mệt mỏi, rút ngắn thời gian có thai cho bệnh nhân.

Ngoài ra, IVFTA còn có những kỹ thuật khác như chụp cộng hưởng từ để xác định những tổn thương rất nhỏ như lạc nội mạc tử cung trong cơ tử cung, xem xét có bất thường hay không. Khi đủ điều kiện kích trứng, bệnh nhân được áp dụng kỹ thuật cá thể hóa điều trị để tăng tỷ lệ thành công.

Hệ thống phòng Lab tại IVFTA có thể triển khai rất nhiều kỹ thuật khác nhau: Kỹ thuật ICSI chỉ cần một tinh trùng với một noãn là có thể thụ tinh tạo thành phôi; Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng giúp tăng khả năng làm tổ của phôi; Kỹ thuật theo dõi phôi liên tục bằng Timelapse và đánh giá phôi bằng trí tuệ nhân tạo (IVFTA trang bị hệ thống trí tuệ nhân tạo được FDA là cơ quan rất cao của Mỹ xác nhận được phép dùng trên người, rất an toàn và đảm bảo chất lượng). Ngoài ra còn có các kỹ thuật bổ trợ như kỹ thuật thăm dò tinh trùng, chọc hút tinh trùng từ mào tinh, kỹ thuật rất cao như Micro TESE để tìm tinh trùng cho bệnh nhân vô tinh...

Những kỹ thuật nuôi phôi lên ngày 5 giúp tăng khả năng thành công. Sau khi thụ tinh xong, để hỗ trợ cho chuyển phôi thì có huyết tương giàu tiểu cầu tự thân làm tăng khả năng làm tổ đối với trường hợp thất bại làm tổ liên tiếp hoặc nội mạc tử cung mỏng. Tìm những bất thường như thực hiện kỹ thuật ERA Test để đánh giá thời điểm làm tổ của phôi, chấp nhận làm tổ của nội mạc tử cung. Với xét nghiệm này, các bác sĩ có thể xác nhận thời điểm phôi làm tổ tốt nhất trong chu kỳ chuẩn bị nội mạc tử cung. Kỹ thuật này dựa trên phân tích trên hơn 200 gen để xác định thời điểm làm tổ tốt nhất. Không những thế, với xét nghiệm này còn có thể xác định được thêm nội mạc tử cung có bị viêm mạn tính hay không. Do viêm mạn tính thường rất âm thầm, khó phát hiện, bệnh nhân không có triệu chứng gì nhưng khiến tỷ lệ thành công xuống rất nhiều. Qua xét nghiệm còn biết thêm loại kháng sinh phù hợp điều trị viêm nội mạc tử cung nếu có hiệu quả, đánh trúng điểm yếu nhất của vi khuẩn, đánh giá bất thường vi khuẩn trong nội mạc tử cung.

Sau khi bệnh nhân có thai, quá trình theo dõi thai cũng rất kỹ càng. Thai được làm các xét nghiệm sàng lọc rất sớm từ 9 tuần để xác định xem có bất thường về NST hay không, đánh giá sớm những bất thường về dị tật mức độ NST của thai. Khi thai 12 tuần có những siêu âm xem độ mờ da gáy, tầm soát những bất thường sớm của thai nhi. Tất cả đều làm tăng tỷ lệ thành công trẻ sinh sống. Ở những trường hợp đa thai do phôi phân chia bất thường khi vào buồng tử cung, có thể tiến hành giảm thiểu thai để được số lượng thai về ít nhất, tăng tỷ lệ sinh sống. Đối với đa thai mà khó giảm thiểu hoặc có bất thường thì tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có hệ thống phẫu thuật thai nhi trong trường hợp đa thai, và bệnh viện cũng đã tiến hành rất nhiều trường hợp như thế để cứu sống thai nhi, giúp trẻ ra đời có thể sống khỏe mạnh.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tự hào có một Trung tâm Sản Phụ khoa rất mạnh. Đây là nơi đầu tiên tại Việt Nam đã tiến hành thành công kỹ thuật phẫu thuật thai nhi trong tử cung, điển hình là truyền máu song thai, cứu sống thần kỳ nhiều trường hợp em bé mắc bệnh lý hiếm gặp. Bên cạnh đó, Trung tâm Sơ sinh quy tụ đội ngũ bác sĩ rất giỏi, hệ thống máy móc hiện đại đảm bảo vô khuẩn, nuôi dưỡng bé khỏe mạnh. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã từng nuôi dưỡng thành công những bé có trọng lượng 500g, 600g hay sinh ở mốc 24, 25, 26 tuần… những thời điểm rất non, cực non. Do đó, với sự kết hợp của IVFTA, Trung tâm Sản Phụ khoa và Trung tâm Sơ sinh sẽ giúp gia đình bạn đón bé yêu thành công trở về nhà.

Đó là những kỹ thuật mới, hiện đại đang có ở Hệ thống Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA) để tăng tỷ lệ thành công có thai, tăng tỷ lệ trẻ sinh ra sống về với gia đình.

Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân và nhiều kỹ thuật mới tăng tỷ lệ IVF thành công - Ảnh 4.

Đội ngũ chuyên gia giỏi cùng với nhiều kỹ thuật hiện đại, IVFTA đã mở ra tương lai tươi sáng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn đón con yêu về nhà. Ảnh: Phong Lan.

Với đội ngũ chuyên gia đầu ngành về hỗ trợ sinh sản, kết hợp chặt chẽ các chuyên khoa trong hệ sinh thái như: Tiết niệu - Nam học, Sản - Nhi - Sơ sinh, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm Tế bào gốc... ngay tại bệnh viện; đồng thời sở hữu phòng lab nuôi cấy phôi "chuẩn ISO 5" đảm bảo điều kiện nuôi cấy phôi "sạch" như trong tử cung kết hợp hệ thống trang thiết bị hiện đại, quy trình khép kín, hệ thống quản trị chất lượng nghiêm ngặt…, IVFTA đang mở ra 1 kỷ nguyên mới mang đến nhiều thành công trong điều trị vô sinh hiếm muộn.

Năm 2021, kỷ niệm 5 năm thành lập, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh (IVFTA) ghi dấu ấn với sự đột phá trong tỷ lệ thành công trung bình các chu kỳ thụ tinh ống nghiệm (IVF), lên tới 64,5% (so với tỷ lệ thành công trung bình của các trung tâm IVF tại Việt Nam và trên Thế giới đạt khoảng 50%). Với đối tượng phụ nữ ở độ tuổi 30, tỷ lệ này tại IVFTA cũng xấp xỉ 70%.

Y học phát triển cùng những công nghệ hiện đại, tối tân đã mang đến nhiều hy vọng mới cho hàng ngàn bố mẹ hiếm muộn rút ngắn hành trình tìm con.

Sau 5 năm hoạt động, IVFTA được đầu tư xây dựng quy mô tại hai đầu đất nước là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hơn 10.000 em bé ra đời từ cái nôi IVFTA đã thắp sáng niềm hạnh phúc được làm cha, làm mẹ cho hàng triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn. Chứng kiến nhiều khoảnh khắc thiêng liêng ấy, TTND.PGS.TS.BS Lê Hoàng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội không giấu nổi xúc động: "Quãng thời gian 5 năm đối với một bệnh viện không dài, tuy nhiên, đối với một trung tâm kỹ thuật cao như thụ tinh trong ống nghiệm là cả một quá trình phấn đấu và nỗ lực của toàn thể nhân viên. Chúng tôi tự hào vì đã nhận được sự yêu mến, tin yêu của các bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân khó, đã điều trị nhiều lần ở nhiều nơi nhưng không thành công. Tại IVFTA, chúng tôi hiểu bệnh nhân phải trải qua quá trình điều trị rất mệt mỏi và vất vả. Do đó, mục tiêu của chúng tôi là giảm thiểu tối đa sự vất vả cho bệnh nhân bằng cách đem lại tỷ lệ thành công cao nhất cho tất cả các trường hợp đến thăm khám và điều trị tại IVFTA".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục