Phó Giáo sư, Tiến sĩ Maya Vadiveloo là chuyên gia về dinh dưỡng tại Đại học Rhode Island. Dưới đây là 7 lời khuyên của cô về duy trì sự cân bằng ẩm thực và ăn uống lành mạnh khi không có nhiều thời gian.
Biến rau thành món ăn vặt
Vadiveloo luôn mang theo cà rốt, dưa chuột thái lát hoặc cần tây để ăn vặt. Việc này giúp cô đạt được mục tiêu ăn ít nhất năm phần trái cây và rau quả mỗi ngày. Cô cho biết, luôn cố gắng biến việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh thành thói quen.
Là người tiêu dùng thông minh
Hầu hết các siêu thị đều đặt thực phẩm tươi sống như trái cây và rau quả, các sản phẩm từ sữa, thịt và cá ở rìa bên ngoài, còn thực phẩm đã qua chế biến và đóng gói ở lối đi chính giữa. Tiến sĩ Vadiveloo so sánh giá cả rồi mua các loại trái cây và rau quả trong mùa để chế biến các món sinh tố, đồ ăn nhẹ, bữa trưa và bữa tối. Cô ấy kết thúc buổi mua sắm ở tủ đông để lựa chọn một số món yêu thích như bông cải xanh đông lạnh, đậu xanh, đậu nành Nhật Bản, ngô và quả mọng… một cách linh hoạt và thân thiện với túi tiền.
Đọc nhãn dinh dưỡng trên thực phẩm đóng gói
Tiến sĩ Vadiveloo có xu hướng mua cùng loại sữa chua, đậu phụ và bánh mì nguyên cám mỗi tuần. Khi chọn một nhãn hiệu xa lạ, cô ấy sẽ xem xét thông tin dinh dưỡng trên nhãn. Với bánh mì và ngũ cốc ăn sáng, cô tìm kiếm những loại có thành phần đầu tiên là ngũ cốc nguyên hạt và có ít nhất 3 gram chất xơ và ít hơn 5 gram đường trong mỗi khẩu phần. Cô cố gắng duy trì lượng đường ở mức thấp hơn khi mua sữa chua cho con gái, chọn sữa chua không đường cho mình rồi tự thêm mật ong và vani. Súp đóng hộp và nước sốt đóng chai có thể chứa khá nhiều muối nên chọn những loại có hàm lượng natri thấp.
Sáng tạo với sinh tố
Sinh tố không chỉ dành cho bữa sáng và sinh tố không chỉ làm từ trái cây. Chúng có thể là một bữa ăn đầy đủ gồm: protein, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất. Không giống như nước trái cây, sinh tố bao gồm tất cả chất xơ có trong trái cây và rau quả được cho vào máy xay. Một trong những bữa trưa yêu thích của Tiến sĩ Vadiveloo là sinh tố làm từ chuối và xoài đông lạnh, rau bina hoặc cải xoăn tươi, hạnh nhân hoặc bơ đậu phộng, hạt chia, yến mạch và sữa hoặc sữa hạnh nhân. Đó là một bữa ăn nhanh chóng, ngon miệng và kết hợp tất cả các nhóm thực phẩm.
Khám phá cảm giác thèm ăn
Khi thấy mình muốn được chiêu đãi, Vadiveloo dành một chút thời gian để tự hỏi bản thân đang khao khát điều gì? Có thực sự đói không? Nếu câu trả lời là có, cô sẽ bắt đầu với một bữa ăn nhẹ bổ dưỡng như hỗn hợp sữa chua với trái cây hoặc cà rốt non. Việc xác định cơn thèm cụ thể và thỏa mãn nó sẽ hiệu quả hơn là cố gắng ngăn chặn hoặc thay thế bằng một thứ khác.
Chuẩn bị bữa ăn vào cuối tuần
Cuối tuần là lúc Vadiveloo có thời gian chuẩn bị những món yêu thích: nước dùng từ xương, sốt cà chua, ớt, súp rau. Nước dùng tự nấu có ít muối hơn và nhiều hương vị hơn so với nước dùng đóng gói hoặc viên nước dùng. Tiến sĩ Vadiveloo đông lạnh nước dùng, nước sốt và súp thành những phần nhỏ để có thể sử dụng trong vài tuần hoặc vài tháng tới. Một nồi đậu lớn, được nêm gia vị theo sở thích cũng có thể trở thành nguyên liệu để chế biến những món ăn nhanh chóng và bổ dưỡng như bánh taco hay burrito.
Đừng từ bỏ những món ăn yêu thích
Tiến sĩ Vadiveloo tự nhận là một "người sành sỏi" về bánh quy mềm, được rắc muối và nhúng trong pho mát tan chảy béo ngậy. Cô bảo, đó không phải là một bữa ăn cân bằng và bổ dưỡng, nhưng là thứ cô thỉnh thoảng thích thú mà không hề có chút cảm giác tội lỗi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc tước đi những món ăn yêu thích có thể gây tác dụng ngược vì nó khiến bạn thèm chúng hơn, dẫn đến ăn quá nhiều.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.