Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng hết sức phổ biến, xuất hiện nhiều nhất ở trẻ 2 - 10 tuổi. Không rõ vì lý do gì, chảy máu mũi thường xảy ra nhiều hơn vào buổi sáng. Đa số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, chấn thương vẫn là lý do phổ biến nhất vì niêm mạc mũi được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu nhỏ nằm rất nông, ngay sát bề mặt.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, chảy máu cam có thể do các nguyên nhân sau:
- Do va đập, chấn thương: thường trẻ chảy máu cam trong khi chơi đùa và cho những vật dụng, đồ chơi vào mũi, hoặc bị va đập vào các vật cứng như bàn, ghế, tường...
- Do thời tiết: nếu độ ẩm không khí quá thấp cũng sẽ làm cho không khí quá khô, màng nhầy vách mũi trẻ cũng bởi vậy mà không còn đàn hồi, giảm độ co giãn và vô cùng nhạy cảm. Chỉ cần có sự chà xát nhỏ như khi bé hắt hơi hay dụi mũi cũng có thể làm máu cam chảy. Cũng tương tự khi trời nóng, các mạch máu giãn nở, trẻ sẽ cảm thấy ngứa và có thể ngoáy mũi và làm vỡ mạch máu.
- Dị vật ở mũi: trẻ nhét dị vật vào mũi, ví dụ hạt cườm, cục pin…cũng có thể làm chảy máu mũi.
- Viêm mũi: viêm mũi thường làm cho các mạch máu, bao gồm cả động mạch và tĩnh mạch mở rộng. Do đó, hệ thống mạch máu trong khoang mũi của trẻ cũng có những biến đổi nhất định nên dễ dàng gây ra chảy máu mũi khi có tác động nhẹ từ bên ngoài.
- Các yếu tố bẩm sinh: có một số yếu tố bẩm sinh, di truyền như cấu trúc thành mạch máu, cấu tạo vách mũi mỏng cũng khiến cho trẻ dễ bị tác động từ ngoại cảnh, gây tổn thương và chảy máu cam.
Sơ cứu khi trẻ chảy máu cam
Nếu chăm sóc đúng cách, phần lớn các trường hợp chảy máu mũi trước sẽ tự ngừng. Sau khi trẻ đã bình tĩnh, hãy thực hiện các bước sau:
- Trấn an trẻ, động viên và an ủi để trẻ không hoảng sợ khi thấy máu.
- Để trẻ ngồi thẳng lưng, đầu ngả về trước. Lưu ý: không ngửa đầu trẻ vì sẽ gây chảy máu ngược lại hốc mũi, xuống miệng trẻ sẽ khó chịu và có thể gây nôn.
- Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp chặt mũi để ngăn không cho máu tiếp tục chảy, thở bằng miệng, giữ như vậy từ 5 -10 phút. Động tác này sẽ ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi và thường làm máu ngừng chảy. Lưu ý: không ngả đầu bệnh nhân ra sau bởi ngả đầu ra sau có thể khiến cho người bệnh bị sặc, ho do máu chảy xuống miệng. Nếu máu chảy xuống miệng thì không được nuốt vì sẽ gây khó chịu khiến trẻ dễ nôn.
- Nếu muốn, có thể chườm lạnh hay đặt khăn mát lên vùng gốc mũi và má của trẻ hoặc cho trẻ ngậm một viên đá. Điều này giúp mạch máu ở mũi co lại, làm chậm quá trình chảy máu. Chỉ nên áp dụng biện pháp này nếu trẻ đồng ý phối hợp.
- Cho trẻ uống chút nước mát để đỡ căng thẳng và tẩy bớt mùi máu trong miệng. Sau 10 phút, thả tay xem máu ngừng chảy chưa.
Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì nhắc lại các bước trên một lần nữa. Có thể dùng thuốc co mạch tại chỗ (Afrin hoặc Rhinex) nhỏ vào mũi để làm ngưng chảy máu.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Đưa trẻ đến các cơ sở tai mũi họng để được khám và xử trí kịp thời nếu:
- Không cầm máu sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu trong vòng 20 phút.
- Chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần.
- Máu chảy nhanh hoặc mất nhiều máu (hơn một cốc đầy).
- Chảy máu do chấn thương, ví vụ ngã hay bị đấm vào mặt.
- Cảm thấy người yếu, chóng mặt.
- Máu chảy xuống phần sau họng chứ không chảy ra phần trước mũi kể cả khi trẻ đã ngồi ngả đầu về phía trước. Trường hợp chảy máu sau này luôn cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.
- Cháy máu mũi đi kèm các vết tím bầm dập trên khắp cơ thể hoặc đi kèm chảy máu ở khu vực khác như xuất hiện máu trong phân, nước tiểu.
- Đang dùng thuốc chống đông máu.
- Trẻ có bệnh toàn thân khác ảnh hưởng tới đông máu như bệnh gan, bệnh thận, bệnh hemophilia.
- Mới trải qua hóa trị liệu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.