Mục tiêu đề ra là giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô.
Triển khai các biện pháp chuyên môn phòng chống dịch
Sở Y tế là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn trong công tác phòng chống dịch: giám sát chặt chẽ dịch tại cộng đồng, cơ sở y tế (giám sát trọng điểm, giám sát ổ dịch cũ, giám sát véc tơ truyền bệnh, giám sát ca bệnh...) để kịp thời phát hiện sớm, xử lý triệt để không để dịch bùng phát; giám sát hành khách nhập cảnh từ các vùng có dịch, vùng có ổ dịch cũ nhằm phát hiện sớm ca bệnh dịch để cách ly không để dịch xâm nhập; xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh; thực hiện tiêm chủng phòng bệnh; vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phòng chống bệnh lây truyền qua thực phẩm.
Các cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện nghiêm việc phân luồng, kiểm soát người ra vào, đảm bảo công tác phòng hộ cho đội ngũ y bác sĩ nhằm không để lây nhiễm chéo dịch bệnh. Chuẩn bị khu cách ly đủ giường bệnh, thuốc, dịch truyền, trang thiết bị cũng như nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân.
Chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế phối hợp với các đơn vị trong ngành giáo dục để tổ chức triển khai thực hiện hoạt động rà soát tiền sử và tư vấn tiêm chủng đối với trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố.
Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình của Trung ương và Hà Nội để thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch và tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố. Cùng với đó là phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể liên quan để tổ chức hiệu quả hoạt động truyền thông phòng, chống dịch tại cộng đồng.
Thường xuyên tập huấn nâng cao, cập nhật kiến thức pháp luật, kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực phòng chống dịch phù hợp theo từng nhóm đối tượng như cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch, cán bộ y tế tham gia điều trị bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, cộng tác viên y tế…. Rà soát, đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc men... cho công tác phòng chống dịch. Tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên hoặc đột xuất về công tác phòng, chống dịch tại các quận, huyện, thị xã để kịp thời chỉ đạo và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Tiêm chủng vaccine đầy đủ và đúng lịch
Một trong những biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm hiệu quả là tiêm chủng với những bệnh đã có vaccine phòng. Chính vì vậy, trong kế hoạch phòng chống dịch của thành phố đã có 2/15 mục tiêu liên quan đến công tác tiêm chủng. Đó là đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt từ 95% trở lên theo quy mô xã, phường, thị trấn; tiêm chủng các loại vaccine khác đạt tỷ lệ cao theo kế hoạch của chương trình tiêm chủng mở rộng; duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi. Tiếp đến là 100% trẻ được rà soát tiền sử tiêm chủng các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố để khuyến cáo phụ huynh cho trẻ đi tiêm chủng bổ sung đầy đủ các loại vaccine phòng các bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, đến hết tháng 11/2024, đã có gần 105.000 trẻ sinh ra được quản lý trên hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia. Kết quả tiêm chủng đầy đủ 8 loại vaccine cho trẻ dưới 1 tuổi đạt tiến độ đề ra. Đặc biệt là để phòng chống bệnh sởi, thành phố Hà Nội đã tổ chức tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 9 tháng tuổi với tỷ lệ trẻ được tiêm vaccine có chứa thành phần sởi mũi 1 là 98,5%, mũi 2 là 95,6%. Trong thời gian từ tháng 10-11/2024, thành phố đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi trên địa bàn thành phố cho trẻ từ 1-5 tuổi chưa được tiêm đủ 2 mũi vaccine có chứa thành phần sởi, kết quả có 55.640/61.590 trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng, đạt 96,3%.
Để phòng bệnh sởi, tiến tới loại trừ bệnh sởi, trong tháng 12/2024, Sở Y tế đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế mở rộng đối tượng tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi trên địa bàn thành phố bằng nguồn vaccine được cung ứng từ Bộ Y tế.
Sở Y tế cũng đã đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo trung tâm y tế phối hợp với các trường học, ban ngành, đoàn thể rà soát trẻ từ 1-5 tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi để mời tiêm bổ sung, tiêm vét. Đồng thời, rà soát, trẻ 7 tuổi, đang học lớp 2 tại các trường tiểu học để tiêm vaccine phòng uốn ván - bạch hầu (Td) để phòng bệnh cho trẻ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận bệnh nhi 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà. Đáng lưu ý, bệnh nhi chưa tiêm vaccine phòng bệnh có thành phần ho gà.
VTV.vn - Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người: bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).
VTV.vn - Hiện nay, trẻ đi học thường hay gặp một số các bệnh về mắt như: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm nhiễm mi mắt, tật khúc xạ.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát mua bán, sử dụng sản phẩm từ hạt sang.
VTV.vn - Tính đến hết tháng 11 năm 2024, toàn tỉnh Hải Dương có 15.027 người nghi lao được xét nghiệm đờm soi trực tiếp, phát hiện 1.046 bệnh nhân lao các thể.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 4 tuổi, trú tại tỉnh Bình Phước, đến khám và nhập viện vì tình trạng táo bón kéo dài.
VTV.vn - Tim, gan, giác mạc và thận được hiến từ người phụ nữ 63 tuổi chết não đã được lấy và ghép cho các người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy.
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.
VTV.vn - Tất cả 4 nạn nhân nặng vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đã tự thở tốt và đang trong quá trình hồi phục.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024.