Liệu pháp ít xâm lấn trong điều trị bệnh Parkinson

Minh Tâm, icon
08:00 ngày 25/07/2022

VTV.vn - Bệnh Parkinson là một bệnh do thái hóa thần kinh gây ra và tiến triển theo thời gian, làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh và gia đình.

Tọa đàm trực tuyến “Liệu pháp ít xâm lấn trong điều trị bệnh Parkinson” mang đến nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh Parkinson.

Vậy bệnh Parkinson có thể chữa khỏi không? Hiện có những phương pháp nào để điều trị và bệnh Parkinson có phòng ngừa được không? Những thắc mắc này đã được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Nội-Ngoại Thần Kinh tại Việt Nam chia sẻ trong buổi tọa đàm trực tuyến "Liệu pháp ít xâm lấn trong điều trị bệnh Parkinson".

Buổi tọa đàm có sự tham gia của TS.BS Phạm Anh Tuấn – Trưởng Bộ môn Ngoại Thần Kinh, trường Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Trưởng Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP Hồ Chí Minh và TS.BS Trần Ngọc Tài - Phó Trưởng khoa Nội thần kinh, Trưởng Đơn vị rối loạn vận động, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Tài, Trưởng Đơn vị Rối loạn vận động, Bệnh Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển, tức tế bào trong não bị teo đi và ngày càng tiến triển dần.

Trong não, có nhóm tế bào sản xuất dopamine, một chất dẫn truуền thần kinh, đóng vɑi trò quan trọng trong việc điều khiển nhiều chức năng củɑ cơ thể. Với bệnh nhân Parkinson, các tế bào thần kinh trong não không thể tiếρ tục sản xuất ra dopamine.  Khi não thiếu hụt dopamine, các hoạt động cơ bản của con người rơi vào chậm chạp, khó khăn và tăng tình trạng rung.

Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh Parkinson

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Anh Tuấn, Trưởng bộ môn Ngoại Thần kinh, Đại học học Y dược TP Hồ Chí Minh, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP Hồ Chí Minh, cho biết tương tự một số bệnh mạn tính khác, giai đoạn khởi đầu, Parkinson có triệu chứng khó nhận biết.

Các biểu hiện khởi phát là chậm vận động, đơ cứng chân tay. Một số trường hợp xuất hiện rung, dáng đi chậm lại, nghiêng về một bên hoặc phía trước. Ngoài ra, phần cổ vai hay lưng của người bệnh thường bị tê cứng và đôi khi bị thay đổi cả giọng nói.

Thời điểm sớm hơn, người bệnh có thể tự cảm nhận như chữ viết không còn mềm mại hay khó khăn khi cầm bút. Chính những biểu hiện mơ hồ này, khi được bác sĩ chẩn đoán, đa số người bệnh Parkinson đã vào giai đoạn tiến triển.

Liệu pháp ít xâm lấn trong điều trị bệnh Parkinson - Ảnh 1.

Người bệnh Parkinson gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Do đó, khi nhận thấy có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, có hướng điều trị kịp thời nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống.

Liệu pháp ít xâm lấn trong điều trị bệnh Parkinson

Hơn 10 năm qua, tại Việt Nam, một phương pháp điều trị Parkinson đã mang lại hiệu quả cao, giúp hỗ trợ kiềm chế các tiến triển cho bệnh nhân.

Thời điểm cảm nhận cơ tay yếu dần, thậm chí không thể cầm bút là giai đoạn "đen tối" nhất cuộc đời với chị Trần Thị Thanh Xuân (ngụ quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh). Người phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson khi chưa đến ngưỡng 55.

Vài năm sau khi mắc bệnh, tôi đã uống liên tục 7-8 lần/ngày, có thời điểm thuốc chỉ còn tác dụng trong 2 giờ, chị Xuân chia sẻ.

Tuy nhiên, sau ca phẫu thuật kích thích não sâu, sức khỏe chị Xuân thay đổi rõ rệt, cuộc đời rẽ hướng tươi sáng. Từ một người không thể tự cầm bút và làm đồ thủ công, chị Xuân có thể tự bước đi không cần trợ giúp, bàn tay linh hoạt, tỉ mỉ hơn.

Theo bác sĩ Phạm Anh Tuấn, nền tảng hiện nay trong điều trị Parkinson vẫn là thuốc. Tuy nhiên, khi thuốc không còn phát huy tác dụng hoặc người bệnh gặp biến chứng khi sử dụng, bác sĩ có thể cân nhắc biện pháp khác hỗ trợ cùng thuốc, một trong số này là phẫu thuật kích thích não sâu.

Với phương pháp này, bác sĩ phẫu thuật thần kinh sẽ đặt 2 điện cực vào vùng nhân sâu bên trong não. Hai điện cực này sẽ kết nối máy tạo rung để phát ra xung điện, điều hòa hoạt động bên trong não bộ người bệnh.

Phương pháp này có hiệu quả rõ rệt. Khi người bệnh đáp ứng điều trị, tình trạng có thể cải thiện nhiều chức năng về vận động, tinh thần phấn khởi, hòa nhập cuộc sống tốt hơn, bác sĩ Tuấn chia sẻ.

                                                                        

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục