
Theo lời kể của gia đình, cách đây 1 tuần, khi đang pha sữa cho con thì mẹ bệnh nhi có việc phải ra ngoài nên để tạm cốc nước sôi trên bàn. Trong lúc trẻ chơi đùa, không may làm đổ cốc nước sôi lên tay. Tuy nhiên, thay vì đưa bệnh nhi vào bệnh viện điều trị, gia đình nghe lời người quen đưa bệnh nhi tới nhà thầy lang chữa mẹo.
Phương pháp thầy lang đem tới cho bệnh nhi là dùng loại thuốc dân gian (loại thuốc giống lông động vật) đắp lên vết bỏng. Sau đắp thuốc, nhận thấy tình trạng bệnh nhi không những không đỡ, càng nặng thêm, quấy khóc do đau đớn nhiều, gia đình quyết định đưa bệnh nhi tới Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để điều trị.
Qua thăm khám, các bác sĩ xác định bệnh nhi bị bỏng nước sôi độ II, III, nhiễm khuẩn. Bệnh nhi được làm sạch tổn thương, thay băng đắp thuốc điều trị bỏng.
TS.BSCKII Thái Văn Bình, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình - Bỏng cho biết: Dù đã có rất nhiều cảnh báo về các biến chứng nặng nề có thể gặp phải khi điều trị bỏng theo kinh nghiệm dân gian, tuy nhiên vẫn có nhiều gia đình tự ý điều trị cho con tại nhà, dẫn đến các hậu quả đáng tiếc.
"Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhi, nếu được đưa đến bệnh viện kịp thời khi trẻ mới bị bỏng, sơ cứu tốt thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn nhiều và cũng đỡ tốn kém tiền bạc, thời gian của gia đình. Tuy nhiên, do gia đình đưa đến bệnh viện muộn, vùng bỏng bị nhiễm trùng nặng đã hoại tử sâu, việc điều trị phức tạp hơn, có khi còn phải phẫu thuật nhiều lần và để lại di chứng cho trẻ sau này" - TS. Bình cho hay.
Để phòng tránh tai nạn bỏng hiệu quả nhất thì việc nâng cao ý thức "phòng bệnh hơn chữa bệnh" từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình là hết sức cần thiết, nhất là những gia đình có các bạn nhỏ. Bên cạnh đó, mọi người cũng cần trang bị cho mình những kiến thức kỹ năng cơ bản trong việc sơ cứu, xử lý vết bỏng đúng cách nhằm tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Việc hiểu rõ tác động và áp dụng biện pháp phòng tránh nắng nóng và ngập lụt đô thị sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu rủi ro.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa tiến hành kiểm tra đột xuất phòng khám này địa chỉ Tầng 7, Tòa nhà HB Tower, 669 Điện Biên Phủ, Phường 25, quận Bình Thạnh.
VTV.vn - Khoa Hồi sức cấp cứu - Nhi, Trung tâm Y tế huyện Lục Yên (Yên Bái) vừa tiếp nhận bệnh nhân phản vệ độ II sau ăn bánh trứng kiến.
VTV.vn - Theo Bộ Y tế, đây là hành vì lợi dụng danh nghĩa Bộ Y tế để trục lợi, gây hiểu nhầm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành Y tế.
VTV.vn - Người hiến tạng là anh N.N.Y. (sinh năm 1987), qua đời sau một cơn đột quỵ xuất huyết não lượng lớn.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn khẩn về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.
VTV.vn - Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa nội soi phế quản thành công gắp ra dị vật hạt hồng xiêm nằm sâu trong phế quản của cụ bà 75 tuổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa có thông báo tìm người thân cho một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thành phố năm 2025.
VTV.vn - Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Hùng Vương Phú Thọ vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ 37 tuổi, trong tình trạng mũi bị lộ sụn, thiếu thẩm mỹ.
VTV.vn - Bệnh viện thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước lần thứ 3 cho bệnh nhân 27 tuổi (ngụ tại tỉnh Bình Dương).
VTV.vn - 3 tháng đầu năm 2025, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Hải Dương có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự gia tăng nhanh chóng của bệnh sởi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân cao tuổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công trường hợp bị dập nát bàn tay trái do tai nạn lao động với máy cưa.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang tiếp nhận điều trị một số ca mắc sởi ở độ tuổi 35 - 46 với biểu hiện sốt cao, ho, phát ban, thậm chí suy hô hấp cấp.