Nhằm khuyến cáo cách nhận biết, xử trí và phòng tránh bệnh sởi, BSCKII. Đỗ Châu Việt – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực Nhiễm và COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) đã có những chia sẻ về căn bệnh này.
Theo đó, siêu vi sởi lây qua dịch tiết đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc do tiếp xúc với nước bọt. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi. Là bệnh do siêu vi nên sởi có thể tự khỏi nếu không có biến chứng. Hiện nay, bệnh sởi đã xuất hiện nhiều nơi tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành.
Theo thống kê của viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, đến hết ngày 28/7, toàn khu vực phía Nam có 1.147 trường hợp sốt phát ban nghi sởi được báo cáo, trong đó có 481 ca có xét nghiệm dương tính (ca xác định); số ca sốt phát ban nghi sởi tăng gấp 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Theo báo cáo từ các bệnh viện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, tính đến ngày 4/8/2024, đã có 505 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 262 ca xét nghiệm dương tính; hơn 50% là các ca bệnh ở tỉnh thành khác đến khám và điều trị tại thành phố.
Tính riêng các trường hợp có địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh thì có 201 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 116 ca xét nghiệm dương tính. Trong khi đó từ năm 2021 đến năm 2023 cả thành phố chỉ có 1 ca xét nghiệm dương tính. Toàn thành phố đã có 48 phường, xã trên 14 quận, huyện có ca bệnh sởi xác định; 8 quận, huyện có từ 2 phường xã trở lên có ca bệnh. Trong 116 ca xác định, có 27,6% là trẻ dưới 9 tháng tuổi, 78,4% là trẻ dưới 5 tuổi. Số bệnh nhân chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ 02 mũi vaccine sởi chiếm đến 66% và có đến 30% không rõ tiền sử tiêm chủng.
Sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh sởi khoảng 7 - 10 ngày, trẻ bắt đầu có triệu chứng sốt cao, sổ mũi, ho khan, khàn tiếng, mắt đỏ, nhiều ghèn, mắt mũi lèm nhèm, lừ đừ, khó chịu, mệt mỏi… Sau khi sốt 3 - 4 ngày, trẻ phát ban lan từ trên xuống dưới. Ban khởi đầu từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Ban sẽ nhạt dần theo thời gian, bong vẩy, tạo thành các vết thâm trên da (vết vằn da hổ).
Nếu không có biến chứng thì bệnh sẽ giảm dần và tự khỏi. Trẻ cần được thăm khám khi bắt đầu có biểu hiện sốt để được bác sĩ xác định chẩn đoán, xử trí và hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc tại nhà. Cách ly để tránh phát tán mầm bệnh, tránh lây lan. Trong quá trình bệnh, trẻ cần được tăng cường dinh dưỡng: thức ăn mềm, dễ tiêu hoá, đủ dưỡng chất. Tắm và vệ sinh cá nhân sạch sẽ phòng ngừa bội nhiễm.
Bệnh sởi có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não tuỷ, viêm tim, viêm loét giác mạc, tiêu chảy, … Nếu trẻ có các biến chứng nặng hoặc có bệnh nền (bệnh tim, thận, gan, ung thư, suy giảm miễm dịch,…) thì nên nhập viện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Các dấu hiệu cần đến khám ngay:
- Sốt liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt.
- Thở mệt, thở nhanh, thở rút lõm, thở co kéo.
- Có dấu hiệu thần kinh: co giật, rối loạn tri giác, bứt rứt, li bì.
- Có dấu hiệu mất nước, nôn ói nhiều.
Bệnh sởi lây rất nhanh, lây trước khi phát ban 4 ngày và sau khi phát ban 4 ngày mới giảm khả năng lây bệnh. Vì vậy, rất khó xác định trẻ bị lây khi nào và ai lây cho trẻ. Trẻ nên hạn chế ra khu vực công cộng, cần đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên. Người lớn cũng cần tuân thủ các nguyên tắc phòng ngừa để không là nguồn lây cho trẻ.
Sởi có vaccine tiêm ngừa, do đó, phụ huynh cần tuân thủ lịch tiêm ngừa cho trẻ: mũi thứ nhất lúc 9 tháng tuổi và mũi thứ hai sẽ theo hướng dẫn của ngành Y tế tuỳ tình hình thực tế.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Dự kiến, ngày 14/9/2024, các túi thuốc đầu tiên sẽ bắt đầu vận chuyển đến Sở Y tế các tỉnh, thành để kịp thời hỗ trợ người dân.
VTV.vn - Nhiều người cho rằng thêm baking soda vào nước có thể giảm trào ngược dạ dày, cải thiện sức bền, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thận và giúp giảm cân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật thành công trường hợp u quái khổng lồ ở dạ dày bé sơ sinh 1 tháng tuổi.
VTV.vn - Bé trai 12 tuổi, sử dụng điện thoại khi đang sạc pin dẫn đến phát nổ khiến bàn tay trái bị dập nát, chấn thương nhiều vùng trên cơ thể.
VTV.vn - Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 36.
VTV.vn - Ngày 11/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã hội chẩn cấp cứu với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để tìm phương án điều trị cho các bệnh nhân gặp nạn trong vụ sạt lở.
VTV.vn - Từ đầu năm đến nay, Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận 27 ca bệnh sởi, trong đó có 20 ca bị biến chứng viêm phổi, suy hô hấp.
VTV.vn - Người bệnh Đặng Thị Tư (31 tuổi, dân tộc Dao, trú tại xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) bị tai nạn vùi lấp do sạt lở đất trong mưa lũ.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo về việc đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho công tác phòng, chống bệnh, dịch có thể phát sinh trong mùa mưa bão, lũ lụt.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận một bệnh nhi nữ, 9 tuổi, trú tại Hải Dương, trong tình trạng hôn mê, tím tái.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần từ 30/8 - 6/9.
VTV.vn - Trước đây người bệnh máu khó đông từng bị hạn chế tập thể thao do lo sợ biến chứng khi va chạm, chấn thương.
VTV.vn - Trong 10 ngày đầu của chiến dịch (từ ngày 31/8 - 9/9), đã có 19.821 trẻ từ 1 đến 5 tuổi được tiêm vaccine sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% trên tổng số 60.733 trẻ thuộc diện tiêm.
VTV.vn - 3 nạn nhân trong sự cố sập cầu Phong Châu đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, hiện tại sức khỏe đã ổn định.