Phần lớn đàn ông đều không muốn đi khám bác sĩ và khi nói đến việc kiểm tra phần kín, họ thậm chí còn nhút nhát hơn so với phụ nữ. Nhiều người bị đau tinh hoàn nhưng không biết lý do gây đau. Tuy nhiên, họ không bao giờ thừa nhận có đau ở bìu và thường cố gắng giả vờ không đau.
Nếu không kịp thời tìm ra nguyên nhân, hậu quả có thể sẽ rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ mất vĩnh viễn một hoặc cả hai tinh hoàn. Do vậy, nếu tinh hoàn của bạn bị đau khi sờ vào hoặc đau kéo dài quá một ngày, bạn cần đến gặp bác sĩ.
Theo các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec, có nhiều loại đau khác nhau do những nguyên nhân khác nhau. Đôi khi, tinh hoàn bị đau khi bạn ho. Trong phần lớn các trường hợp, đây là biểu hiện của chứng thoát vị. Cũng có khi, vùng háng có thể cảm thấy nặng và thắt lại khi bạn đứng. Đó thường là dấu hiệu của chứng giãn tĩnh mạch trong tinh hoàn.
Dưới đây là một số trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau ở tinh hoàn:
Giãn tĩnh mạch tinh
Bạn có cảm thấy tinh hoàn của bạn giống như một chiếc túi đựng đầy mỳ khi bạn đứng lên nhưng lại trở lại bình thường khi bạn ngồi. Đây là một kiểu của giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng tới tinh hoàn. Tĩnh mạch ở bìu bị thắt lại và giãn ra dẫn tới đau và căng tức kéo dài ở vùng dưới.
Chấn thương và xuất huyết
Bạn đã bao giờ bị va đập tinh hoàn cực mạnh. Cú va đập có thể khiến bạn ngừng thở trong vòng vài giây nhưng bạn có thể kéo mình trở lại. Đôi khi, một chấn thương nặng có thể khiến máu chảy ra ngoài túi bìu. Tình trạng này có thể được chữa khỏi bằng cách nghỉ ngơi tại giường hoặc phẫu thuật dẫn lưu nhỏ.
Thoát vị bẹn
Thoát vị là tình trạng một bộ phận nào đó của cơ thể bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường được giới hạn của nó trong cơ thể. Thoát vị bẹn là bệnh lý hay gặp ở nam giới. Thoát vị bẹn là thường xảy ra ở nơi tinh hoàn được nối với cơ thể. Khi bị thoát vị bẹn, người bệnh thấy tức nặng ở vùng bẹn bìu, một bên bìu to lên thành khối phồng do ruột ở trên dồn xuống. Bìu này càng to thêm khi người bệnh đi lại, chạy nhảy hay làm việc nặng, nằm nghỉ khối phồng nhỏ lại hoặc mất hẳn. Bệnh thường đòi hỏi phẫu thuật để cắt bỏ và tốt nhất là không nên trì hoãn phẫu thuật.
Sỏi thận
Khi sỏi thận bị đẩy xuống, nó có thể gây đau dữ dội cho tinh hoàn. Nhưng dù sao đau tinh hoàn do sỏi thận cũng là may mắn nhất. Nhiều người sẽ thở dài nhẹ nhõm vì tinh hoàn được an toàn.
Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh bị xoắn lại, làm ngừng trệ nguồn máu nuôi tinh hoàn, thời gian xoắn kéo dài làm thương tổn nhu mô tinh hoàn. Điều này dẫn đến tình trạng đau âm ỉ. Nếu chậm đến bác sĩ bạn có nguy cơ mất một bên tinh hoàn.
Viêm mào tinh hoàn
Nếu bạn cảm thấy tinh hoàn mềm và sưng viêm, có thể là do các ống mào tinh trong tinh hoàn bị nhiễm một loại vi khuẩn hoặc virus. Điều này thường xảy ra do các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng tiết niệu.
Vỡ tinh hoàn
Tình trạng này là do vỡ túi bìu dẫn đến chảy máu và xuất huyết. Điều này thường xảy ra do tác động nghiêm trọng bên ngoài do chấn thương thể thao và tai nạn giao thông.
Nang mào tinh
Nang mào tinh về cơ bản là một u nang phát triển trong ống dẫn tinh trùng. Trong phần lớn các trường hợp nang này là lành tính vì nó được hình thành do sự tích lũy của tinh trùng. Nếu nang mào tinh quá lớn có thể dẫn đến căng tức và gây đau.
Ung thư tinh hoàn
Có một thực tế đáng ngạc nhiên là rất ít nam giới bị đau khi bị ung thư tinh hoàn. Thông thường, ung thư tinh hoàn được phát hiện khi bạn cảm thấy có một khối u. Nhưng nếu ung thư ở trong giai đoạn có khối u, bạn có thể cảm thấy hơi đau tức.
Tổn thương thần kinh sinh dục
Loại tổn thương thần kinh này xảy ra do áp lực kéo dài lên tinh hoàn khi bạn đi xe đạp. Tình trạng này gây đau dữ dội và thường được gọi là "Hội chứng của người đi xe đạp".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bé trai 2 tuổi, vừa được Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cứu sống do bị sốc sốt xuất huyết nặng tổn thương đa cơ quan, suy hô hấp phải thở máy.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công cho một bệnh nhân ngộ độc hóa chất thuốc trừ sâu.
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Bé trai 12 tuổi (trú tại Đông Triều, Quảng Ninh) xuất hiện nôn máu tươi lẫn máu cục, đau bụng quanh rốn.
VTV.vn - Một ca cấp cứu khẩn cấp vừa diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), khi các bác sĩ kịp thời cứu sống nam bệnh nhân bị vỡ thận độ IV do tai nạn giao thông.
VTV.vn - Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa phẫu thuật cắt túi mật, lấy ra hơn 170 viên sỏi trong túi mật bệnh nhân nữ.
VTV.vn - Trong 10 tháng đầu năm 2024, Khoa Nội Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) tiếp nhận điều trị gần 120 ca viêm tụy cấp.
VTV.vn - Ngày 9/11, Bệnh viện Chợ Rẫy với sự đồng hành của Medtronic đã tổ chức chương trình Đào tạo Y khoa liên tục tại Đà Lạt nhằm nâng cao kiến thức tim mạch, cơ xương khớp.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) nhập viện do tai nạn giao thông, khi cấp cứu các bác sĩ phát hiện người bệnh bị đột quỵ não nguy hiểm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị cho một người bệnh bị dị ứng do thuốc nhuộm tóc.
VTV.vn - Đột nhiên mọc nhiều lông khắp toàn thân, bé H.Đ.H. (5 tuổi, Hà Nội) được đưa tới Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ (Hà Nội) thăm khám phát hiện suy tuyến thượng thận.
VTV.vn - Bệnh nhân N.T.L. (77 tuổi), đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương vào tháng 5/2023 và được chẩn đoán có u tuyến vú trái nghi ngờ ác tính.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.