Trẻ bị đau họng có thể do virus, thường xảy ra khi trẻ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh hoặc do vi khuẩn như nhiễm khuẩn liên cầu. Mùa nóng, sức đề kháng của trẻ giảm nhiều, kém ăn, ra nhiều mồ hôi nên dễ gây viêm đường hô hấp. Trường hợp nhẹ, trẻ có khả năng bị viêm họng; trường hợp nặng, có thể bị viêm amidan, viêm phổi…
Làm dịu cơn đau họng cho trẻ:
Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm thì đồ uống ấm, trà, loại dành riêng cho trẻ hoặc nước luộc rau có thể làm dịu ổ họng bị đau. Không nên thêm mật ong vào trà cho đến khi trẻ được khoảng 1 tuổi, vì mật ong chứa bào tử gây độc có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ. Cũng có thể cho trẻ uống nước lọc hoặc nước táo ép mát.
Nếu trẻ bị đau họng nặng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ thường là acetaminophen và ibupronfen. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin vì nó có liên quan đến hội chứng Reye ở trẻ. Trẻ có thói quen mút tay, do đó, các bậc cha mẹ cần vệ sinh bàn tay cho trẻ thường xuyên
Dấu hiệu nên đưa trẻ đi khám:
Trẻ bị viêm họng thường kèm theo quấy khóc, kém bú, chán ăn nên dễ bị cha mẹ nhầm tưởng rằng đó là những dấu hiệu khó chịu khi trẻ mọc răng. Nếu trẻ sốt cao, nhịp thở nhanh, chảy dãi nhiều thì bạn nên đưa trẻ đi khám.
Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ xuất hiện dấu hiệu bị sốt. Với trẻ khoảng 3 - 6 tháng tuổi, trẻ bị sốt đến khoảng 38,3 độ C là nghiêm trọng. Trẻ trên 6 tháng tuổi sốt ở mức 39 độ C là dấu hiệu nghiêm trọng.
Nếu trẻ bị đau cả ở khoang miệng, bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra. Bạn cũng nên đưa trẻ đi khám nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi, sốt đến 38 độ C hoặc hơn.
Cũng nên đưa trẻ đi khám sớm nếu cổ họng có dấu hiệu bất thường: sưng (tấy) đỏ; nếu bạn nghi ngờ trẻ nuốt phải dị vật (trẻ không thể mở to miệng vì bị đau); hơi thở trở nên khó nhọc; trẻ kém bú (ăn) và quấy khóc liên tục.
Trường hợp nhập viện khẩn cấp: thường khá hiếm. Đó là tình huống trẻ bị nhiễm khuẩn cổ họng tới mức không thể ăn, uống được bất kỳ thứ gì; trẻ khó thở, sốt cao và chảy dãi liên tục.
Không nên cố ép trẻ ngồi xuống, mở to miệng để kiểm tra; bạn cũng tránh ép trẻ phải ăn, uống vì những điều này chỉ khiến trẻ khó thở hơn. Tốt nhất, nên đưa trẻ đi khám sớm.
Điều trị:
Trường hợp đau họng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc; nếu không dùng thuốc, hệ miễn dịch của trẻ sẽ tự “đối phó” với virus gây bệnh và khỏi trong vòng vài ngày đến một tuần. Trong khoảng thời gian này, trẻ cần được nghỉ ngơi, chăm sóc bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
Nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh cho trẻ. Tùy từng loại bệnh, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc cụ thể. Cha mẹ nên tuân thủ nghiêm ngặt việc dùng thuốc cho con vì nếu tự ngưng thuốc giữa chừng, vi khuẩn có khả năng tấn công trở lại và khiến họng của trẻ bị đau trầm trọng hơn.
Cách phòng tránh:
- Vi khuẩn và virus có thể là thủ phạm gây đau họng cho trẻ. Cha mẹ nên vệ sinh bàn tay của trẻ thường xuyên, do trẻ có thói quen mút tay - mầm bệnh sẽ theo đó vào khoang miệng. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, cha mẹ nên sắm dụng cụ nấu ăn riêng cho trẻ, không ăn chung với người thân trong nhà. Nên vệ sinh bàn tay của mẹ thường xuyên, nhất là mỗi lần thay tã cho trẻ.
- Cha mẹ có thể dùng máy điều hòa nhiệt độ trong phòng trẻ nhưng nên lưu ý cách sử dụng để không khiến trẻ bị viêm họng:
+ Bạn không nên đặt trẻ nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp, nhiệt độ phù hợp trong phòng của trẻ nên được duy trì ở mức 24 - 26 độ C.
+ Khi không sử dụng điều hòa, cha mẹ nên mở phòng của trẻ cho thoáng khí. Cha mẹ cũng nên thường xuyên vệ sinh điều hòa để tránh nhiễm bẩn.
- Sử dụng quạt hợp lý: tương tự như điều hòa, bạn không nên để quạt thốc trực tiếp vào vùng mặt của trẻ. Bạn có thể bật quạt hướng thẳng vào tường, phía chân của trẻ khi trẻ ngủ. Ở vị trí này, hơi mát từ quạt có thể lan tỏa khắp phòng và khiến trẻ ngủ ngon.
- Nếu trẻ ngủ chung giường với bố mẹ, bạn có thể bật và cho quạt quay nhẹ bên ngoài màn. Tốt nhất, bạn nên nằm ngoài (tiếp xúc trực diện với hướng gió) và để trẻ ngủ ở vị trí bên trong. Nhiều người mẹ chọn cách quạt tay cho trẻ trong những ngày nhiệt độ không quá cao.
- Không nên để trẻ quá nóng: nhiều người mẹ lo con bị lạnh, dễ viêm họng nên tìm cách ấp ủ trẻ quá nóng như mặc áo dài tay hoặc đắp chăn cho trẻ trong thời tiết mùa hè. Khi ấy, trẻ có khả năng dễ bị toát mồ hôi. Lượng mồ hôi này không được thoát ra bên ngoài, dễ hấp thu ngược lại cơ thể trẻ nên càng khiến trẻ có khả năng bị viêm họng.
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: việc cha mẹ đưa trẻ từ môi trường nóng sang môi trường lạnh một cách đột ngột có thể khiến trẻ bị đau họng. Do đó, trước khi đưa trẻ từ trong phòng có điều hòa nhiệt độ ra bên ngoài, cha mẹ nên chuyển trẻ sang một phòng khác có quạt mát khoảng 10 - 15 phút; cuối cùng, cha mẹ mới nên đưa trẻ ra ngoài trời.
- Không tắm sau khi trẻ vận động hoặc đổ nhiều mồ hôi: nếu cha mẹ cho trẻ tắm ngay sau khi trẻ ra nhiều mồ hôi thì trẻ cũng dễ bị viêm họng hoặc mắc chứng cảm lạnh, do sự thay đổi thân nhiệt đột ngột.
- Cha mẹ nên lưu ý đến việc sử dụng bàn chải và cách vệ sinh răng, miệng cho trẻ. Những loại vi khuẩn cư trú trên bề mặt bàn chải có khả năng gây các chứng bệnh trong khoang miệng của trẻ. Trước mỗi lần đánh răng, bạn nên nhúng bàn chải của trẻ vào một cốc nước ấm, có pha muối nhạt. Cách này cũng giúp loại bỏ phần nào vi khuẩn gây bệnh có trong bàn chải. Sau khi trẻ đánh răng, bạn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm, pha nhạt.
- Hạn chế cho trẻ dùng đá lạnh, ăn kem hoặc uống nước lạnh. Đây được coi là một trong những món ăn khoái khẩu của các trẻ. Các loại nước uống và đồ ăn lạnh nếu được dùng thường xuyên sẽ gây chứng viêm họng cho trẻ.
- Chú ý những kỳ nghỉ mát dành cho trẻ. Nếu ngâm mình trong bể bơi hoặc khu vực nước biển liên tục (nhiều giờ liền) có thể khiến các trẻ mắc bệnh về hô hấp.
- Những tác nhân từ môi trường xung quanh như khói thuốc lá, khói than tổ ong, bụi bẩn, lông chó (mèo), phấn hoa… cũng khiến tình trạng viêm họng của trẻ trầm trọng hơn.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.