Đưa con đi khám tại Trung tâm Da liễu tỉnh Đắk Lắk, chị Phạm Xuân Phương (trú tại phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), cho biết: Con chị được hơn 2 tuổi nhưng đã bị mắc viêm da cơ địa từ khi mới 5 tháng tuổi. Lúc đầu cháu chỉ xuất hiện mảng đỏ nhỏ ở má, sau lan rộng ra khắp má kèm mụn nước gây ngứa ngáy khiến cháu ngủ không ngon giấc. Mặc dù đã điều trị nhiều lần nhưng cứ được một thời gian là bệnh lại tái phát. Cũng không ít lần gia đình tự tìm các loại thuốc lá, thuốc được quảng cáo trên mạng xã hội mua về bôi cho cháu nhưng bệnh vẫn không đỡ nên chị phải đưa cháu lên Trung tâm Da liễu để được bác sĩ khám, tư vấn và lấy thuốc bôi.
Theo bác sĩ Hoàng Nguyên Duy – Giám đốc Trung tâm Da liễu tỉnh Đắk Lắk, viêm da cơ địa (chàm thể tạng) là một bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh gây ngứa nhiều kèm khô da, diễn tiến mạn tính với những đợt bùng phát. Nguy cơ mắc bệnh tăng ở những người tiền sử gia đình có cha hoặc mẹ có cơ địa dị ứng, tuy nhiên, yếu tố môi trường dường như cũng đóng vai trò trong sự phát triển bệnh.
Bệnh gây ra bởi 4 yếu tố chính, bao gồm yếu tố di truyền, tổn thương hàng rào bảo vệ da, rối loạn đáp ứng miễn dịch và yếu tố môi trường. Triệu chứng điển hình của bệnh là khô da, ban đỏ, ngứa tạo thành vòng xoắn bệnh lý: ngứa - gãi - ban đỏ ngứa…, làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm.
Bệnh có ba giai đoạn gồm giai đoạn cấp tính: Biểu hiện là mảng hồng ban ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vảy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết chợt, khi bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khu trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình. Giai đoạn bán cấp các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch. Giai đoạn mạn tính da dày thâm do ngứa gãi nhiều, ranh giới rõ, liken hoá, các vết nứt đau.
Bác sĩ Duy cho biết: Nhìn chung viêm da cơ địa không gây ra biến chứng nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng nếu không điều trị đúng, kịp thời sẽ khiến bệnh dễ tái đi tái lại, gây nhiễm trùng, nhiễm virus và nhiễm nấm là 3 biến chứng thường gặp trong bệnh viêm da cơ địa. Do đó, để phòng ngừa biến chứng, người bệnh cần lưu ý tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh các yếu tố làm bệnh nặng hơn, cần nhẹ nhàng với da, không chà xát, cào gãi mạnh dễ gây tổn thương da nặng nề hơn. Khi tổn thương lan tỏa, không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị cần tái khám ngay.
Viêm da cơ địa là một tình trạng mạn tính, phần lớn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được, vì vậy người bị viêm da cơ địa cần có thói quen, lối sống phù hợp để tránh các đợt tái phát. Để chủ động phòng bệnh, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh các yếu tố khởi phát hoặc làm bệnh nặng hơn như nhiễm trùng da, thức ăn dị ứng, căng thẳng thần kinh, lưu ý khi sử dụng một số sản phẩm chăm sóc da, hóa chất, chất tẩy rửa, bột giặt chứa hương liệu…
Nên duy trì chế độ chăm sóc da phù hợp, lựa chọn và sử dụng dưỡng ẩm đúng cách, tắm đúng cách, giặt quần áo bằng những sản phẩm không chứa hương liệu và chất tạo màu. Lưu ý tái khám khi có biểu hiện bất thường để được khám và điều trị đúng, kịp thời, tránh tái phát nhiều lần. Không nên tự chẩn đoán, tự mua thuốc điều trị sẽ làm cho bệnh nặng hơn, thậm chí biến chứng vì dùng thuốc không rõ nguồn gốc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trong những ngày mùa Đông, việc bồi dưỡng cơ thể bằng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch là điều vô cùng quan trọng.
VTV.vn - Nhóm trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi có tỷ lệ mắc sởi cao cao thứ hai, sau nhóm trẻ từ 1-5 tuổi, Sở Y tế Hà Nội đã có kiến nghị tiêm vaccine sởi cho nhóm trẻ này.
VTV.vn - Biến chứng võng mạc đái tháo đường là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường, nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực, mù loà ở Việt Nam và trên thế giới.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi vừa gắp dị vật trong phế quản cho một bệnh nhân nam 56 tuổi, sau một thời gian dài điều trị viêm phổi mà không cải thiện.
VTV.vn - Đi khám vì đau tức vùng thắt lưng, người đàn ông được các bác sĩ phát hiện có khối u ở sau phúc mạc.
VTV.vn - Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc sử dụng Oresol không đúng cách có thể gây tác dụng phụ và làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận 2 bệnh nhân có hành vi tự gây thương tích trong tình trạng nặng nề: 1 bệnh nhân tự đâm vào vùng bụng, đầu; 1 bệnh nhân tự cắt cổ.
VTV.vn - Khi các bệnh viện tuyến đầu đang trong tình trạng quá tải thì Y tế dự phòng đang trở thành mối quan tâm lớn trong xã hội và thị trường ngành sức khỏe
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện cứu sống một trường hợp trẻ sơ sinh bị tổn thương não do bị ngạt khi sinh bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy.
VTV.vn - Ngày 25/12, gia đình hai người bệnh chết não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã đồng lòng quyết định hiến tạng của người thân để giúp nhiều người bệnh hiểm nghèo.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) vừa tiếp nhận cấp cứu cho nam bệnh nhân 16 tuổi, bị thương do tai nạn pháo nổ.
VTV.vn - Đơn vị Cấp cứu 115 - Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai vừa xử trí cấp cứu thành công cho bệnh nhi 9 tháng tuổi bị ngưng hô hấp tuần hoàn do sặc cháo.
VTV.vn - Sáng 26/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025.
VTV.vn - Đơn vị nội soi tiêu hóa Bernard đã giúp phát hiện nhiều trường hợp tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm ngay cả khi bệnh nhân không có dấu hiệu bất thường.
VTV.vn - Hơn 3 tháng trở lại đây, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa ghi nhận sự gia tăng đột biến của các ca bỏng điện cao thế xảy ra trong quá trình đi câu cá.