Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời các rối loạn tiêu hóa đúng cách, người bệnh có thể gặp nguy hiểm. Vì vậy, bác sĩ Khoa Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An chia sẻ các thông tin hữu ích liên quan đến bệnh lý này để các bậc phụ huynh có thể nắm bắt kịp thời, tránh các nguy cơ cho trẻ.
Nhận diện các rối loạn tiêu hóa thường gặp
Nhiễm độc thức ăn: Nhiễm khuẩn do ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm bởi vi khuẩn gây bệnh là tình trạng hay gặp trong mùa hè. Điển hình là nhiễm độc thức ăn do Salmonella. Bệnh chủ yếu lây bằng đường tiêu hóa, khi ăn các thức ăn có nguồn gốc động vật bị ô nhiễm Salmonella như thịt, đặc biệt thịt tái, sống, sữa, trứng (gà, vịt), trai, sò, hến nấu chưa chín... Bên cạnh đó, người mang khuẩn lành hoặc người bệnh trong thời kỳ hồi phục có thể là nguồn lây cho người khác.
Từ khi nhiễm Salmonella đến khi khởi phát khoảng 12-36 giờ. Mức độ nhẹ, người bị nhiễm độc không sốt, đi ngoài phân lỏng vài lần, bụng hơi đau. Mức độ vừa và nặng với biểu hiện nhiễm độc: sốt 38-40 độ C, có lúc có cơn rét run, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn, đôi khi đau lan tỏa khắp bụng, sôi bụng. Buồn nôn và nôn nhiều lần. Đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng. Mất nước điện giải (khát nước, môi khô, mắt trũng, gầy sút, vẻ mặt hốc hác, nếu nặng hơn thì mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt, kẹt, thiểu niệu, bụng chướng, chuột rút, chân tay lạnh, trẻ nhỏ thóp trũng, khóc không có nước mắt...). Với cơ thể khỏe mạnh thường tự khỏi bệnh sau 2-3 ngày, đôi khi đi ngoài phân lỏng có thể kéo dài tới 1 tuần.
Đầy hơi, chướng bụng: Khi ăn quá nhiều chất đạm, bột đường, dầu mỡ, thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ tồn đọng lâu trong ống tiêu hóa. Ăn đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, cà phê, sử dụng chất kích thích hoặc do thói quen ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, ăn xong đi nằm ngay... sẽ khiến lợi khuẩn đường ruột bị quá tải, không xử lý được hết thức ăn gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
Người bị đầy bụng, khó tiêu thường có cảm giác nặng bụng, căng chướng vùng thượng vị (dưới xương ức), cơ thể bứt rứt, khó chịu, ợ hơi, ợ chua, bụng đau âm ỉ, nôn và buồn nôn, hơi thở ngắn, táo bón hoặc tiêu chảy khiến người bệnh rất mệt mỏi và ảnh hưởng các sinh hoạt chung.
Tiêu chảy: Chứng tiêu chảy do nhiễm khuẩn E.Coli rất phổ biến trong bệnh lý tiêu chảy. E.Coli gây bệnh cho người qua đường tiêu hóa khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh như thịt trâu, bò, dê, sữa bò chưa tiệt khuẩn; rau, quả... (do nhiễm phân của gia súc, người mang mầm bệnh) hoặc do tiếp xúc trực tiếp với súc vật và môi trường nuôi súc vật bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn này cũng lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường phân - miệng chủ yếu qua bàn tay, đồ vật nhiễm bẩn với phân của người bệnh. E.Coli còn lây truyền qua đường nước: do tiếp xúc hoặc sử dụng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt, nước ở các bể bơi, khu vui chơi giải trí, sông, hồ bị nhiễm tác nhân gây bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 2-10 ngày, trung bình 3-4 ngày. Người lớn bị bệnh đào thải vi khuẩn trong phân khoảng 1 tuần. Trẻ em có thể đào thải mầm bệnh qua phân đến 3 tuần.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh bao gồm đau quặn bụng và tiêu chảy cấp, phân có thể có máu từ mức độ ít đến nhiều kèm theo có thể có sốt hoặc nôn. Bệnh kéo dài trong khoảng 10 ngày. Một số trường hợp tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm.
Bệnh kiết lỵ: Bệnh kiết lỵ là một trong những bệnh tiêu hóa mùa hè thường gặp, do ký sinh trùng amibe và trực khuẩn Shigella gây ra. Người bị bệnh kiết lỵ thường đi tiêu ra phân rất ít nhưng có kèm theo đàm và máu. Bên cạnh đó, người bệnh còn có triệu chứng sốt, đau bụng, lả dần, vật vã, luôn có cảm giác muốn đi cầu, hôn mê và tử vong.
Bệnh kiết lỵ nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể chuyển thành kiết lỵ mạn tính, ký sinh trùng amip có thể xâm nhập gan gây áp-xe gan.
Cách phòng bệnh
Các tác nhân gây rối loạn tiêu hóa có thể phòng ngừa được nếu mọi người thực hiện tốt nguyên tắc ăn chín, uống sôi, không nên ăn thức ăn đã ôi thiu, để lâu ngày trong tủ lạnh. Sử dụng các loại thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng, chế biến thực phẩm đúng cách và đảm bảo vệ sinh.
Hạn chế ăn thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh. Giữ vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm, môi trường bẩn... Đi khám bác sĩ ngay sau khi thấy có những dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.