Câu trả lời là tác dụng phụ gây cục máu đông sau tiêm vaccine AstraZeneca rất hiếm gặp và chỉ xảy ra trong vòng 42 ngày sau khi tiêm ngừa. Đây là thông tin từ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh.
Cũng theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, cần phải khẳng định giá trị mang lại của vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca trong giai đoạn bùng phát dịch vừa qua, khi so sánh nguy cơ có 1 trường hợp xuất hiện cục máu đông trong số 1 triệu trường hợp được tiêm phòng vaccine, thì lợi ích bảo vệ không để mắc bệnh nặng phải nhập viện và nguy cơ tử vong cao do COVID-19 gây ra mà vaccine mang lại cao hơn nhiều.
Lợi ích bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong đại dịch COVID-19 mà vaccine mang lại cao hơn nhiều.
Tình trạng xuất hiện cục máu đông (huyết khối) sau tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca đã từng được ghi nhận từ nhiều nguồn dữ liệu và đều có tỷ lệ rất thấp. Theo công bố dữ liệu an toàn của nhà sản xuất, "hội chứng huyết khối kèm giảm tiểu cầu nghiêm trọng và rất hiếm gặp đã ghi nhận ở một số trường hợp sau khi lưu hành, các trường hợp này gồm huyết khối tĩnh mạch, kể cả huyết khối xoang tĩnh mạch não, huyết khối tĩnh mạch tạng, cũng như huyết khối động mạch"; đồng thời cũng đã khuyến cáo thận trọng khi sử dụng vaccine và nếu sau tiêm chủng có xuất hiện cục máu đông thì sẽ không chỉ định tiêm chủng cho những lần tiếp theo.
Báo cáo trong cơ sở dữ liệu an toàn thuốc của EU (EudraVigilance):
Tính đến ngày 22/32021, trong tổng số khoảng 25 triệu người đã được tiêm vaccine thì chỉ có hơn 80 trường hợp xuất hiện cục máu đông.
Tháng 4 năm 2021, Cơ quan Quản lý dược phẩm Châu Âu EMA (European Medicines Agency) đã tiến hành phân tích chuyên sâu các trường hợp có rối loạn đông máu sau khi tiêm vaccine COVID-19 tại Châu Âu. Theo đó, báo cáo trong cơ sở dữ liệu an toàn thuốc của EU (EudraVigilance) đến ngày 22 tháng 3 năm 2021, trong tổng số khoảng 25 triệu người đã được tiêm vaccine thì có hơn 80 trường hợp xuất hiện cục máu đông.
Từ đó, Ủy ban an toàn của EMA đã kết luận rằng biến chứng rối loạn đông máu phải được liệt kê là sự cố bất lợi rất hiếm gặp sau tiêm chủng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19. Một báo cáo của Bộ Y tế Australia công bố ngày 12/01/2024 cho biết, tỷ lệ xuất hiện cục máu đông kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau tiêm vaccine AstraZeneca từ 4 đến 42 ngày sau liều đầu tiên với tỷ lệ là 2/100.000 người được tiêm chủng, sau liều thứ hai là 0,3/100.000 người được tiêm chủng; và cũng được nhận định đây là sự cố rất hiếm gặp.
Tác dụng phụ gây cục máu đông sau tiêm vaccine AstraZeneca là rất hiếm gặp.
Tình trạng xuất hiện cục máu đông kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca (AZ) và Johnson & Johnson được ghi nhận trong các báo cáo của các Cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vaccine tại nhiều quốc gia. Tổ chức Y tế thế giới đã yêu cầu cảnh giác, theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố hiếm gặp ở người sau tiêm vaccine COVID-19 nghi ngờ giảm tiểu cầu cục máu đông miễn dịch, đông máu rải rác trong lòng mạch, cục máu đông tĩnh mạch não. Biểu hiện lâm sàng thường xảy ra 4 đến 42 ngày sau khi tiêm vaccine COVID-19. Tỷ lệ đông máu sau tiêm vaccine AstraZeneca ở người trẻ cao hơn so với người lớn tuổi, đặc biệt lứa tuổi 20-29 tuổi. Sau tiêm vaccine AstraZeneca, tỷ lệ đông máu dường như ít xảy ra ở người trên 60 tuổi, chỉ khoảng 0,2/1 triệu liều tiêm đầu. Biến chứng đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca phụ thuộc vào yếu tố di truyền, bệnh nền, lối sống, thuốc đang dùng.
Không chỉ sau tiêm chủng, tình trạng xuất hiện cục máu đông có thể gặp ở nhiều tình huống lâm sàng khác:
- Bệnh COVID-19 cũng gây rối loạn đông máu nặng, xuất hiện những cục máu đông;
- Biến chứng thuyên tắc phổi nặng khi đi máy bay đường dài (trên 12 giờ) ...
Không chỉ sau tiêm chủng, tình trạng xuất hiện cục máu đông có thể gặp ở nhiều tình huống lâm sàng khác. Cụ thể là, bệnh COVID-19 cũng gây rối loạn đông máu nặng, xuất hiện những cục máu đông; Biến chứng thuyên tắc phổi nặng khi đi máy bay đường dài (trên 12 giờ) cũng có thể xảy ra với tỷ lệ 5 trường hợp trên 1 triệu người ngồi máy bay. Do đó, EMA kết luận chuẩn y tiếp tục sử dụng vaccine này, cùng với xây dựng các khuyến cáo về tư vấn, phát hiện và điều trị các biến chứng có thể xảy ra.
Căn cứ trên các khuyến cáo của các tổ chức y tế trên thế giới về khả năng có biến chứng rối loạn đông máu sau tiêm vaccine COVID-19, với đề xuất của Hội đồng chuyên môn, ngày 22 tháng 04 năm 2021, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, cục máu đông sau tiêm vaccine COVID-19 (kèm Quyết định số 1966/QĐ-BYT ngày 22/4/2021).
Hoạt động tiêm vaccine ngừa COVID-19 từng được triển khai hiệu quả trên diện rộng tại Việt Nam, góp phần đẩy lùi dịch bệnh.
Như vậy tình trạng xuất hiện cục máu đông là một sự cố bất lợi hiếm gặp sau khi tiêm vắc xin COVID-19, phần lớn xảy ra trong 28 ngày và có một số ít trường hợp xảy ra sau 42 ngày (theo Bộ Y tế Australia). Tình trạng này hoàn toàn có thể điều trị. Do đó, việc lo lắng bị rối loạn đông máu do đã từng tiêm vaccine COVID-19 là không có cơ sở.
Tiêm chủng vaccine COVID-19 nói riêng và tiêm chủng phòng bệnh nói chung vẫn là biện pháp hiệu quả để bảo vệ cá nhân và cộng đồng trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc tuân thủ các quy định về an toàn tiêm chủng và giám sát chặt chẽ sự cố bất lợi sau tiêm chủng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa, phát hiện, xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng.
Chuyên gia nói gì về tác dụng phụ của vaccine AstraZeneca?
Giáo sư Y tế công cộng Nguyễn Thu Anh (Đại học Sydney):
Nếu bạn lo ngại về tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine AstraZeneca, hãy hiểu về cơ chế gây đông máu của vaccine:
- Đầu tiên, khi tiêm vaccine vào người (chỉ loại làm từ adenovirus), vaccine kích hoạt tiểu cầu (1 loại tế bào máu trong người bạn).
- Tiếp theo, tiểu cầu giải phóng ra PF4 (1 loại protein). Ở vài người, cơ thể họ có phản ứng miễn dịch bất thường. Các nghiên cứu cho thấy có liên quan tới yếu tố gen, gặp nhiều ở người châu Âu. Hầu hết mọi người khi tiêm vaccine thì ko có kháng thể này nhưng ở một số người, kháng thể hình thành có thể bám vào PF4 giống như keo siêu dính, tạo thành các cấu trúc lớn được gọi là “phức hợp miễn dịch”, gây ra cục máu đông.
- Cuối cùng, sau khi cơ thể hết vaccine, tiểu cầu trở về bình thường, không có PF4, thì không bị cục máu đông.
Trên thực tế, cục máu đông không chỉ xuất hiện sau khi tiêm vaccine AstraZeneca mà những người mắc COVID-19 cũng có thể bị cục máu đông, thậm chí có thể xảy ra tới tận 6 tháng sau khi mắc COVID-19. Như vậy vẫn có trường hợp dù không tiêm vaccine, bạn cũng có thể bị cục máu đông do COVID-19. Tuy nhiên, những trường hợp này không còn xảy ra nữa vì bây giờ COVID-19 đã biến thể rất nhẹ.
Theo WHO, những nỗ lực tiêm chủng toàn cầu đã cứu được ít nhất 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua, hầu hết những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh.
WHO nhấn mạnh rằng những thành tựu về khả năng sống sót ở trẻ em cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ tiến bộ về tiêm chủng, cũng như các nỗ lực tăng tốc nhằm tiếp cận 67 triệu trẻ em đã bỏ lỡ ít nhất một mũi tiêm chủng trong đại dịch COVID-19.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.